Thứ bảy, ngày 27/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Một số thể loại truyền hình


(16/12/2010 17:03:33)

I. Kể chuyện bằng hình (Story telling) Ở thể loại này, chỉ cần xem hình thôi, khán giả cũng hiểu được nội dung câu chuyện mà không cần có thuyết minh (bình luận). Ví dụ các phim về khoa giáo, dạy nghề. Bậc thầy về thể loại này chính là vua hề Sác-lô.

Tất cả câu chuyện xảy ra hoàn toàn theo đúng trình tự, không đảo ngược, không bịa đặt. Đặc điểm của thể loại này là hình ảnh nào âm thanh đó thường được sử dụng trong các phim khoa giáo. Yếu tố âm nhạc không được đề cập ở đây.

 

II. Chân dung - Phóng sự chân dung (Portrait)

Thể loại này đề cập đến những các nhân đặc biệt nổi tiếng trong xã hội, có thể còn sống (đang hoạt động trong một lĩnh vực nào đó) hoặc đã chết. Ví dụ phóng sự hành trình theo dấu chân Bác Hồ của HTV,... Trong phim có sử dụng âm nhạc, có lời dẫn, thuyết minh, bình luận.

Sử dụng ý kiến khách quan của nhân thân, bạn bè, đồng sự, đồng hương,Â… nói hoặc kể về nhân vật chính. Về phía ý kiến chủ quan, nhân vật chính phát biểu về nhân sinh quan hoặc tự kể về sự kiện, sự việc mà họ đã trực tiếp tham gia.

 

III Tin tức (News):

Là một dạng thông tin trong đó bao hàm một số yếu tố bắt buộc như:

- Mới - Nóng: Những sự việc, sự kiện xảy ra hằng ngày được mọi người (xã hội) quan tâm. Còn gọi là tin thời sự.

- Chính xác: Tin truyền hình đòi hỏi sự chính xác cao vì có hình ảnh. Tin truyền hình không thể đính chính được. Ngoài ra, tin truyền hình còn phải trung thực, không bịa đặt và riêng về tin truyền hình thì không có dựng cảnh.

Chính bởi yêu cầu chính xác nên tin truyền hình đòi hỏi nhà báo phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao, phải tận mắt thấy sự kiện, tránh trường hợp mượn tin (hình). Hình ảnh đẹp nhưng nội dung không liên quan thì không đưa vào. Thông tin về hình ảnh phải trả lời được 5 yếu tố cơ bản, hay còn gọi là 5W:

- Where: Hiện trường, nơi xảy ra sự việc.

- When: Thời điểm, thời gian diễn ra sự việc (thường lấy luôn các băng rôn, hoặc panô). Không được dùng time-code để chứng minh cho "When". Chú ý: Ở các hãng truyền hình phương Tây, hìn ảnh có time-code là tin mua lại của những phóng viên tự do.

- Who: Ai là nhân vật chính hoặc phụ.

- What: Sự kiện gì đang xảy ra. Điều này thể hiện trách nhiệm và đẳng cấp của người quay phim.

- Why (hoặc how): Phải có hình ảnh minh họa để diễn tả được nguyên nhân. Tin muốn hay phải trả lời được yếu tố "Why".

Thời lượng của một tin tối đa là 2 phút.

Tin truyền hình yêu cầu quay phim phải quay nhiều góc độ, nhiều cận cảnh, góc quay phải khách quan, góc quay ngang eye-line.

Nghệ thuật quay tin:

Ta thường quay theo hình ảnh sau:

Hình 7 Câu hình của một tin

Ví dụ: Đưa tin: Trường CĐTHTH II vừa khai giảng lớp quay phim cho các nhân viên của Đài vào ngày 1/7/2008.

+ Toàn cảnh trường, lễ khai giảng

+ Trung cảnh lớp học, thầy

+ Cận cảnh thầy, học trò (nam, nữ, già trẻ)

+ Cận cảnh qua vai thầy hoặc các học cụ (camera)

Để làm hay hơn, ta cho khoảng 14 cảnh, mỗi cảnh 3 giây Fix máy. Phải tuân theo qui luật "hình tĩnh máy động, hình động máy tĩnh".

Không bao giờ lấy hình tĩnh quá 5 giây. Thường khoảng 2 đến 3 giây.

Nếu có làm động tác máy zoom / Pan thì biên độ ngắn, thời lượng ngắn.

 

IV. Phóng sự tài liệu (Documentary):

Đặc điểm của phóng sự là thời lượng khá dài (khoảng 10 phút). Phóng sự cũng phải có gồm đủ 5 yếu tố W. Tại Việt Nam, phóng sự tạm thời chia làm hai loại: Phóng sự thời sự và phóng sự tài liệu.

Phóng sự thời sự đề cập tới những vấn đề vừa xảy ra trong thời gian ngắn (trong tuần, tuần trước, tháng trước) được mọi người chú ý và xã hội đang quan tâm.

Phóng sự tài liệu cũng đề cập đến vấn đề mà mọi người đang chú ý (xã hội đang quan tâm) nhưng thời gian đã trôi qua lâu. Vì vậy khó thực hiện và chúng ta phải sử dụng nhiều tư liệu hơn.

Trong khi phóng sự tài liệu mang tính chất tự sự (kể chuyện) thì phóng sự thời sự mang tính chất phản ánh nhiều hơn.

Phóng sự phải có chủ đề tư tưởng, cái nhìn và quan điểm rõ ràng (khen hay chê? Khen để làm gì? Chê để làm gì?)

Khi làm phóng sự, phóng viên thường viết lời bình trước và quay hình ảnh vào sau. Tuy nhiên nếu ta quay hình trước và viết lời bình sau thì phóng sự sẽ hay hơn (nhưng lại mất thời gian hơn).

Dựa vào lời bình đã có, ta lập được đường hình ảnh và dựa vào câu hình cơ bản trong tin: Nhiều câu gộp lại thành một đoạn. Nhiều đoạn gộp lại thành một bài. Bài dài thì nhiều đoạn, bài ngắn thì ít đoạn.

Có thể hình dung phóng sự là một ống kính len lỏi, hình ảnh phải thể hiện được những khía cạnh, những góc khuất mà bình thường khó thấy được.

Có thể dựng cảnh để tái hiện lại (nhưng không được phép hư cấu).

 

V. Phỏng vấn (Interview):

Phỏng vấn có thể trở thành một chuyên đề riêng (Talk Show). Thường thì phỏng vấn là một phần nhỏ của phóng sự.

Phỏng vấn gồm hai dạng:

a. Nêu câu hỏi trực tiếp:

Bất chợt, ta nhìn thấy đối tượng nào đó để hỏi ý kiến. Nhưng đối tượng được phỏng vấn không tiên liệu trước. Còn gọi là phỏng vấn đột xuất và thực hiện ngay tại hiện trường.

Dạng phỏng vấn này thường sử dụng shot hình là Mid shot hoặc Medium close up, qua vai.

Hình ảnh chấp nhận độ giao động (máy tới hoặc lui không rung). Nếu đặt máy trên chân thì mất đi tính sinh động.

b. Nêu câu hỏi gián tiếp:

Phải có văn bản thông báo gợi ý cho đơn vị và đối tượng được phỏng vấn để đối tượng chuẩn bị nội dung.

Thường đề cập đến những vấn đề quan trọng hoặc có liên quan đến số liệu. Người được phỏng vấn không nên đọc câu trả lời, không trả lời bằng văn viết mà phải nói thật tự nhiên trước ống kính.

Quay phim sử dụng Shot hình là Mid shot. Người được phỏng vấn không nên đeo kính râm. Đối với phụ nữ thì không nên mặc các trang phục lấp lánh (các hạt trang trí - bông cườm) hoặc đeo quá nhiều nữ trang, không mặc áo hở cổ.

Nên sử dụng một vài shot hình của người hỏi/ phóng viên. Với câu trả lời dài thì sử dụng các hình ảnh có liên quan để chèn hay đệm vào khoảng giữa của bài trả lời nhằm làm cho người xem đỡ nhàm chán.

Đa số các trường hợp khi quay phỏng vấn nên sử dụng chân máy.

Về ánh sáng: Cố gắng bố trí tốt nhất hai đèn (Key và back). Có thể mượn đèn tại hiện trường (đèn neon) để làm đèn back đánh vào tóc.

Khi quay phỏng vấn, ta phải quay băng riêng tránh trường hợp xóa nhầm vì rất khó ghi hình lại.

Không nên cho người được phỏng vấn xem băng gốc khi chưa dựng vì sẽ thấy rất nhiều lỗi.

Thời lượng của phần phỏng vấn tối đa là 2/10 bài phóng sự.

 

VI. Ca nhạc (Music):

a. Trực tiếp:

Là các chương trình trực tiếp truyền hình, trực tiếp ghi vào băng (live show). Có thể được thu trong khán phòng hoặc sân khấu ngoài trời.

Thu hình và tiếng cùng lúc. Tín hiệu hình + tiếng được truyền đến đạo diễn để chọn hình ảnh hoặc âm thanh sau đó phát lên sóng trực tiếp hoặc ghi vào băng chương trình.

Sử dụng nhiều camera để ghi hình với nhiều góc độ: toàn trung cận cảnh gồm ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, giám khảo, khán giả.

Sử dụng thường xuyên ba động tác máy: zoom, crabbing, crame up/down bằng dolly hoặc bum.

Có thể sử dụng màn hình phóng lớn hoặc băng tư liệu.

Ánh sáng thường thay đổi liên tục và đột ngột nên chú ý cân bằng trắng theo nguồn sáng chính. (thường là vào thời điểm MC đang nói vì lúc đó ánh sáng rõ ràng nhất).

Quay phim tác nghiệp theo chỉ đạo của đạo diễn, nắm bắt được nội dung chương trình, nội dung của bài hát để tạo những góc quay đẹp.

Quay phim ca nhạc đòi hỏi phải có kiến thức tối thiểu về âm nhạc, nhận biết được âm thanh của các loại nhạc cụ, ca sĩ trình diễn, vũ đạo trong mỗi phân đoạn.

b. Gián tiếp

Thu trong Studio truyền hình (phim trường) với ánh sáng và độ chiếu sáng ổn định, phân cảnh theo ánh sáng chủ đạo. Setup máy là ánh sáng Indoor. Góc quay hẹp cho hiện trường nhỏ, dùng nhiều trung, cận cảnh.

Lưu ý: các động tác máy zoom, pan có biên độ và khoảng cách ngắn, góc máy thấp, nghiêng. Dùng tiền cảnh nhân tạo, chủ yếu lấy cận cảnh chân dung của ca sĩ làm nổi bật các đường nét của khuôn mặt. Phải lấy nét thật tốt. Chú ý là động tác pan phải bắt đầu bằng một cảnh đệm và pan qua ca sĩ.

c. Thu hình ngoài trời:

Ánh sáng trời tự nhiên là nguồn sáng chủ đạo. Ở thời điểm lõm, góc tối thiếu sáng như dưới vòm cây, mái hiên, giả cầu thì dùng thêm tấm phản quang để hỗ trợ chiếu sáng.

Cân bằng trắng theo ánh sáng trời ở chế độ Outdoor cho máy

Sử dụng góc rộng, lấy cảnh rộng, bao la (Medium long shot, very long shot, wide shot).

Sử dụng dolly để kéo (crabbing) máy hoặc dùng bum để nâng hoặc hạ máy (crame up/down).

Nên mở ống kính góc rộng, thu ngắn khoảng cánh của ca sĩ để làm hậu cảnh của ca sĩ. Hoặc dùng ống kính góc hẹp và tăng khoảng cách với ca sĩ để xóa mờ phông.

Sử dụng những góc quay thấp khi qua cầu, sử dụng xuồng khi qua sông.

Dùng nhiều tiền cảnh tự nhiên càng đẹp. Nên sử dụng ống kính lọc màu để các màu tự nhiên được nổi rõ.

Theo Nội san Thông tấn, số 11/2010

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

2009 - năm đẫm máu với ngành truyền thông quốc tế (06/07/2010 13:12:12)

Toàn cảnh về một thế giới bất ổn (08/04/2010 10:21:16)

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông Trung Quốc (09/02/2010 08:53:57)

Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2009) SPOUTNIK, cuốn giáo khoa của tôi  (27/11/2009 09:21:04)

Philip Jones Griffiths, người bạn lớn của các nạn nhân da cam Việt Nam (31/08/2009 15:37:20)

Nghệ sĩ Phạm Thính và bức ảnh "Cầu Người" (31/08/2009 15:27:27)

Chuýằ‡n bÃĂo chÃư thỏº¿ giỏằ›i (10/07/2009 09:36:57)

Lối thoát nào cho ngành báo in Mỹ? (02/06/2009 08:58:31)

Truýằn thông Mỏằạ lao Ä‘ao trong khỏằĐng húºÊng tài chÃưnh (11/05/2009 14:54:31)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2009 đã có chủ (16/04/2009 14:51:00)