Thứ sáu, ngày 29/03/2024

Kỹ thuật - Công nghệ

Nghề báo không thể "cầu nhàn"!


(09/10/2013 10:52:29)

Những bài viết trước trong chuyên mục này đã cho thấy sự thâm nhập mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cho người làm báo. Các nhà báo trẻ đã ứng xử thế nào trước vấn đề này?

PV Đăng Tuấn (Cơ quan thường trú tại Lâm Đồng) khiêng xe qua đoạn sạt lở trên đèo Hòn Giao, trên đường vào rừng Đa Sar, Lạc Dương (Lâm Đồng) để điều tra vụ chặt phá thông

 

Kém tích cực...

Trước áp lực phải có tin nhanh, tin cập nhật, không ít người cầm bút đã chọn cách "tổng hợp thông tin". Khái niệm "nhà báo salon" không xa lạ với giới báo chí, nhưng với sự phát triển mạnh của các phương tiện truyền thông mới, số "nhà báo salon"- ngồi một chỗ, lên mạng và click chuột để xào nấu tin tức- càng nhiều hơn. Với sự phát triển của Internet, làm báo như vậy quả là đơn giản và nhàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mặt trái tất yếu của sự "nhàn hạ" này là việc ngòi bút bị cùn mòn, PV mất đi đặc quyền của người làm báo là thể hiện cái riêng, cái tôi thông qua việc chọn góc nhìn sự vật, hiện tượng. Đồng thời, năng lực quan sát, cảm nhận, phân tích, đánh giá vấn đề... và những kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường của phóng viên sẽ không được rèn luyện.

 

...Và tích cực

Bên cạnh những người chọn cách làm báo "nhàn hạ", lệ thuộc vào Internet thì có rất nhiều nhà báo vẫn không ngừng sáng tạo và tìm tòi, không quản ngại gian lao, lên rừng xuống biển để có được những tác phẩm báo chí mang dấu ấn cá nhân đầy kiêu hãnh, có chiều sâu. Để làm được như vậy, họ phải làm những gì?

Việc đầu tiên là rèn luyện kỹ năng kiểm chứng nguồn tin để có được thông tin đáng tin cậy.

Hai là: Phối hợp, làm việc nhóm.

Ba là: Tỉnh táo trước dạng thông tin câu khách. Truyền thông hiện đại rất thích những chuyện lạ, độc đáo. Tuy nhiên, với mục tiêu câu khách, thu hút lượt truy cập nên các phương tiện này thường cập nhật rất nhiều thông tin thiếu kiểm chứng. Nếu phóng viên không cẩn trọng và tỉnh táo, có bản lĩnh chính trị thì sẽ dễ bị cuốn theo những thông tin thất thiệt.

 

Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Phần đông PV trẻ hào hứng với cái mới. Nếu các cơ quan chủ quản chủ động "vẽ đường", động viên, khuyến khích họ trong việc đổi mới cách tư duy, tìm tòi vấn đề trong thực tế, cách tân hình thức sản phẩm thông tin thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất tích cực.

Trong một bài viết mới đây, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh: Để phát huy những ưu điểm, thành tựu, khắc phục hạn chế, yếu kém của báo chí trong nước hiện nay, cần tiến hành kiên quyết và liên tục 5 giải pháp chủ yếu. Một trong 5 giải pháp đó là coi trọng công tác đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng rèn luyện, nâng cao phẩm chất, kiến thức, trình độ, năng lực cho đội ngũ PV, BTV các cơ quan báo chí, đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và nghĩa vụ công dân của người cầm bút. Việc bồi dưỡng cho những người đang cầm bút hiện nay những kiến thức, kỹ năng để làm việc hiệu quả trong bối cảnh các phương tiện truyền thông mới ngày càng phổ biến và chi phối đời sống tinh thần của công chúng, chính là góp phần thực hiện giải pháp này.

              Có thể nói, dù ở bất kỳ thời đại nào, dù các phương tiện truyền thông có phát triển tới đâu, nền báo chí chân chính luôn (và chỉ) ghi nhận, vinh danh những cây bút lăn lộn trong thực tế cuộc sống để tác nghiệp.
 

Làm việc nhóm, phối hợp để tác nghiệp là điều các PV Tin Tức thường xuyên thực hiện. Mỗi khi xảy ra một sự kiện hoặc có vấn đề phát sinh trong thực tế, PV Tin Tức vừa ghi nhận thông tin của các cơ quan báo chí khác, vừa phối hợp với PV thường trú của ngành tại địa bàn xảy ra sự kiện để có những thông tin từ hiện trường. Đồng thời, với lợi thế gần các bộ, ngành, Tin Tức sẽ nhanh chóng tìm nguồn tin đáng tin cậy để phỏng vấn, xác minh và phát triển vấn đề. Không chỉ dừng lại ở sự phối hợp nhóm với các PV thường trú trong nước, Tin Tức còn chủ động liên hệ với các PV thường trú nước ngoài để "đặt hàng" những bài báo mang tính tham khảo, tạo điều kiện cho bạn đọc có cơ sở đối chiếu, so sánh.

Mạnh Thị Minh
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2013

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Tự làm nhạc chuông để... khẳng định "phong cách" (10/09/2013 10:38:09)

Lưu trữ dữ liệu "phòng xa" - không phải ai cũng biết  (08/08/2013 10:39:57)

Đối phó với vấn nạn lừa đảo trong thế giới số  (08/07/2013 12:28:04)

Xu hướng công nghệ thông tin 2013 (05/04/2013 14:12:23)

Thanh niên đi đầu trong ứng dụng công nghệ (03/01/2013 10:21:30)

Khi kỹ sư làm thợ (01/10/2012 13:57:40)

Phòng chống mất nick Yahoo! Messenger (29/08/2012 15:09:51)

Cảnh giác với các chiêu lừa qua mạng điện thoại di động (28/03/2012 11:32:20)

Kinh nghiệm sử dụng điện thoại di động khi đi nước ngoài (29/02/2012 10:14:04)

Các chế độ chụp cơ bản trên máy ảnh (17/01/2012 13:43:17)