Thứ tư, ngày 03/07/2024

Sổ tay phóng viên

Lưu trữ dữ liệu "phòng xa" - không phải ai cũng biết


(08/08/2013 10:39:57)

Đã có chuyên gia công nghệ ví von rằng, nếu bị hỏng máy tính, bạn mất 500 USD, nhưng nếu bị hỏng dữ liệu, bạn mất...5.000 USD, thậm chí còn hơn thế nữa. Nói vậy để thấy, một trong những việc cần làm thường xuyên là lưu trữ (backup) dữ liệu "phòng xa". Đáng tiếc là không ít người vẫn chưa thấu hiểu với việc này.

 

 

Bỗng dưng... mất dữ liệu

Rất nhiều người dùng máy tính đang chủ quan với việc lưu trữ dữ liệu cá nhân, dữ liệu công việc của mình. Vậy nên, khi đối mặt với câu hỏi "Nếu như bạn bị mất những dữ liệu đó thì sao?", không ít người đã giật mình.

Có thể điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến gây mất dữ liệu, như người dùng có thói quen lưu thư mục, tệp quan trọng vào phân vùng C (ở trên Desktop hoặc trong My Documents), trong khi không lưu ở những phân vùng khác (D, E, F...). Vậy nên khi máy tính bị lỗi hệ điều hành và buộc phải cài lại, nhiều người đã không kịp "cứu" dữ liệu từ phân vùng C.

Lại có trường hợp, người khác vào dùng máy tính và lỡ tay xóa mất thư mục, tệp quan trọng của chủ nhân. Việc khôi phục lại là không hề đơn giản, do sau đó người dùng thường có những thao tác không chuẩn, dẫn tới nguy cơ mất dữ liệu.

Ngoài ra, việc ổ đĩa cứng bất ngờ bị hỏng cũng là một nguyên nhân không hiếm gặp, và dẫn tới tình trạng mất toàn bộ dữ liệu. Tưởng như đây là điều "khó xảy ra" nhưng trên thực tế, không ít ổ đĩa cứng đã đột ngột "trở chứng" do quá cũ hoặc bị kiến chui vào làm hỏng. Nếu người dùng không phòng bị trước thì trong trường hợp này, hậu quả từ việc đánh mất dữ liệu là rất lớn.

Cũng không thể không kể đến một nguyên nhân nữa là máy tính bị nhiễm những loại virus phá hoại dữ liệu, gây ra những tổn thất nặng nề.

Một số dịch vụ uy tín, hấp dẫn đáng để tham khảo:

- Amazon Cloud Drive: Miễn phí 5GB dung lượng lưu trữ.

- SugarSync: Miễn phí 5GB, trước đó là 2GB.

- Mega.co.nz: Miễn phí tới...50GB, kèm thuật mã hóa bảo vệ dữ liệu.

- Box: Miễn phí 25GB, trước đó là 5GB.

- Dropbox: Miễn phí 2GB, có thể bổ sung 20GB miễn phí nữa bằng cách thực hiện một trong những việc như: Mời bạn bè dùng dịch vụ, kích hoạt Camera Upload, liên kết với mạng xã hội, xem giới thiệu về dịch vụ.

- MiMedia (m) Drive: Miễn phí 7GB.

- SkyDrive: Miễn phí 7GB.

- SpiderOak: Miễn phí 2GB.

Sao lưu dữ liệu: Nguyên tắc và ý thức

Trước khi tiến hành sao lưu, người dùng cần tự phân loại dữ liệu, ví dụ: Loại "đặc biệt quan trọng" của cá nhân, khác với những loại "tương đối quan trọng" hay "bình thường" khác, để có thứ tự ưu tiên trong việc dự phòng.

Những dữ liệu "đặc biệt quan trọng" thường được chủ thể tạo ra để phục vụ công việc, cuộc sống hàng ngày, đó là những dữ liệu đậm dấu ấn cá nhân, như file văn bản, hình ảnh cho dự án hoặc sự kiện  nào đó... Trong khi đó, các loại dữ liệu khác có thể tải lại như nhạc, phim, phần mềm, hướng dẫn... thì có mức độ quan trọng thấp hơn, ít ưu tiên hơn khi sao lưu.

Khi bắt tay vào sao lưu dữ liệu, người dùng cần lên lịch lưu định kỳ (3 ngày-1 tuần... tùy thuộc mức độ thay đổi, cập nhật đối với dữ liệu riêng). Việc lên lịch như vậy đảm bảo dữ liệu lưu trữ luôn được cập nhật gần với thực tế nhất. Nếu hay quên, người dùng có thể sử dụng phần mềm nhắc nhở trên máy tính.

Thông thường, người dùng nên chọn sao lưu toàn bộ dữ liệu riêng sang USB; những loại USB có dung lượng lớn (8GB, 16GB) hiện có giá khá mềm và ngày càng phổ biến. Chiếc USB này cần được để riêng, chỉ dùng cho mục đích sao lưu, và cố gắng không cắm vào những chiếc máy tính "không rõ ràng" để tránh bị nhiễm virus.

Nếu có điều kiện và lượng dữ liệu "đặc biệt quan trọng" quá nhiều, người dùng có thể thay USB bằng thiết bị ổ cứng cắm ngoài.

Sau một thời gian, người dùng có thể in (burn) đĩa DVD/CD nếu có ổ ghi, để lưu "cứng" toàn bộ dữ liệu.

Trong trường hợp người dùng có dữ liệu đặc biệt quan trọng và không muốn bị người khác xem, thì có thể sử dụng loại phần mềm mã hóa dữ liệu, hoặc đơn giản hơn là cất USB, đĩa lưu ở những vị trí bí mật trong nhà hay ở nơi làm việc.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên xem xét lưu trữ dữ liệu dưới một hình thức khác rất tiện dụng, theo kiểu "điện toán đám mây". Nói nôm na là người dùng đăng tải dữ liệu của mình lên một dịch vụ lưu trữ trực tuyến, để có thể truy cập bất kỳ khi nào, ở bất kỳ đâu, thông qua các thiết bị khác nhau, miễn là có kết nối mạng.

Cách đơn giản nhất là bố trí lưu trữ trên thư điện tử, đặc biệt là Gmail, vì đây là dịch vụ có độ tin cậy và ổn định cao, hiện giờ lại hỗ trợ đính kèm file có dung lượng lớn. Sau khi đăng tải, người dùng sẽ có nhiều "thư mục" lưu trữ khác nhau ứng với mỗi email, và lưu nháp, từ đó vừa đảm bảo lưu trữ dữ liệu, vừa có khả năng truy cập từ xa.

Ngoài ra, một cách làm hiệu quả khác nữa là dùng những dịch vụ lưu trữ theo công nghệ "điện toán đám mây" miễn phí, cho phép người sử dụng có thể sao lưu dữ liệu của mình lên Internet, truy cập để sửa đổi, cập nhật mọi lúc mọi nơi qua nhiều thiết bị khác nhau. 

Nguyễn Trung Hiếu
Theo Nội san Thông tấn, số 7/2013

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Xúc động Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (07/08/2013 15:38:25)

Ai Cập, những ngày "lửa bỏng"  (07/08/2013 15:18:29)

Chuýằ‡n kỏằƒ mỏằ™t phÃÂn xÃÊ (07/08/2013 15:12:44)

Phóng viên TTXVN tại địa phương - hướng đến tính chuyên nghiệp (07/08/2013 15:09:56)

Tôi thường trú tại Serbia và Nga  (07/08/2013 14:48:43)

"TÃƠi là phÃỠng viÃến thẳồáỪŨng trÃỨ TTXVN táỨắiâẠẩ" (06/08/2013 16:06:44)

Đối phó với vấn nạn lừa đảo trong thế giới số  (08/07/2013 12:28:04)

Quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (08/07/2013 10:47:53)

Những trăn trở về một bào báo  (08/07/2013 10:38:48)

Từ Tây Bắc xa xôi đến "thảm đỏ" Giải báo chí TTXVN  (08/07/2013 10:05:23)