Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Sổ tay phóng viên

Nghề báo tôi yêu


(01/07/2014 10:51:33)

"MáỪỎt tin hay giáỪỔng nhẳồ máỪỎt chiáỨƯc vÃắy ngáỨốn ẢỔẳồáỪặc máỨởc báỪỲi ngẳồáỪŨi pháỪầ náỪố ẢỔáỨỰp. NÃỠ ẢỔáỪậ dài ẢỔáỪẶ cÃỠ tháỪẶ che giáỨầu nháỪống ẢỔiáỪẮu áỪỲ bÃến trong và ẢỔáỪậ ngáỨốn ẢỔáỪẶ trÃƠng háỨầp dáỨền", tÃƠi khÃƠng nháỪỈ mÃểnh ẢỔÃặ ẢỔáỪỄc ẢỔẳồáỪặc cÃằu này áỪỲ ẢỔÃằu nhẳồng tÃƠi váỨền nháỪỈ cáỨặm giÃắc cáỪậa mÃểnh khi áỨầy: áỪỖ, ngháỪẮ bÃắo cÃỠ váỨỪ háỨầp dáỨền, lÃơ thÃỨ ẢỔÃằy! TháỨƯ nhẳồng, sau 8 nẢẶm làm ngháỪẮ, suy nghẢẹ cáỪậa tÃƠi cÃỠ khÃắc...

Sau những năm công tác ở hai cơ quan thường trú (CQTT) Lào Cai và Phú Thọ, cho đến giờ, tôi tự đúc rút được hai điều: Một là, nghề báo không hoàn toàn hấp dẫn như mình tưởng. Hai là, viết được tin hay không dễ, có lúc rất vất vả và thậm chí còn gặp nguy hiểm.

 

Nghề "xương xẩu"

Khi mới "chân ướt, chân ráo" gia nhập "đại gia đình" thông tấn, chuyến đi xa đầu tiên của tôi là lên bản Phìn Ngan, Trịnh Tường, Bát Xát (Lào Cai) viết về lão nông dân tộc Dao Phàn Phù Lìn, người được Chủ tịch nước gửi thư khen vì đã có nhiều sáng kiến vận động bà con giữ rừng, tìm nguồn nước sản xuất nông nghiệp. Sau khi xong việc, vẫn còn sớm nên tôi có ý định tranh thủ tìm hiểu thêm về nghi lễ thực hiện Tết nhảy (nhảy Pút tồng) của người Dao đỏ. Xế trưa, được UBND xã giới thiệu, tôi cùng một đồng nghiệp báo địa phương tìm đến nhà trưởng bản, nhưng ông đi vắng, chỉ có bà vợ ở nhà. Sau khi mời khách yên vị, vợ trưởng bản mất hút sau gian buồng, lát sau khệ nệ bưng ra một cái bình lớn. Ngay lập tức chúng tôi thấy hương rượu thoang thoảng. Vì khí hậu quanh năm mát mẻ, thường rất lạnh vào mùa đông cho nên hầu hết người dân vùng cao uống rượu rất giỏi. Và họ lại thật thà, mến khách, cho nên bao nhiêu rượu ngon, rượu quý đều mang ra thết đãi, làm sao cho khách phải uống đến say mềm, có thể vắt lên lưng ngựa như vắt một sợi bún là họ sung sướng vì đã làm khách vui. Chưa hết dư vị của trận say xe buổi sáng, bụng đói meo lại nhìn thấy bình rượu to đùng, tôi thầm ước giá như nó nhỏ hơn một chút. Nhưng ai nỡ từ chối sự nhiệt tình, chân thành của gia chủ...

Sau chuyến công tác ấn tượng ấy, tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều mà nếu không tự trải nghiệm thì không bao giờ hiểu hết được cái khó của PV miền núi. Vẫn biết, tư liệu là thứ cần thiết sống còn của nghề báo. Muốn lấy được tư liệu không cách nào khác là khai thác từ đồng bào địa phương. Để được họ yêu quý chân tình và chia sẻ những điều mình muốn biết thì phải thủ thỉ, tâm tình bên chén rượu, mâm cơm. Vậy là dần dà, hầu hết các PV thông tấn thường trú tại Lào Cai, có người ban đầu không biết uống, dù chỉ một ngụm nhỏ, sau một thời gian đều có thể "tẹt ga" với chủ nhà.

Nhưng "khổ vì rượu" còn là chuyện nhỏ. Với tôi, điều khó nhất có lẽ là bị từ chối phỏng vấn, từ chối cung cấp tư liệu, thậm chí bị cơ sở "tránh như tránh tà". Lại có lúc, bề ngoài họ bắt tay niềm nở nhưng trong bụng chỉ muốn đuổi cho nhanh, lời nói khéo léo nhưng vẫn để lộ ý đồ. Điều này, chắc nhiều người làm báo cũng đã phải trải qua và ai cũng buồn bực như tôi mà thôi. Những lúc như vậy tôi chỉ thấy nghề báo chẳng hấp dẫn như mình tưởng, mà vất vả, "xương xẩu".        

 

Những phen hú vía

Nghề báo là nghề nguy hiểm, đây là điều "biết rồi khổ lắm nói mãi". Và tôi không phải đợi lâu để có thể thấm thía điều này. Ngay khi vừa vào cơ quan, tôi đã chứng kiến cảnh tượng Phân xã Lào Cai bị một nhóm côn đồ bao vây sau bài viết "Xuất ngoại để sinh con" của PV Vũ Văn Đức (hiện là Trưởng CQTT tại Quảng Ninh). Sau đó là một loạt những hành động, tin nhắn, quấy rối đe dọa đối với cá nhân anh Đức bởi bài viết động chạm đến lợi ích của một số tổ chức môi giới người sang Trung Quốc sinh con bất hợp pháp.

Sau này, thời gian thường trú ở Phú Thọ, một lần đi qua huyện Lâm Thao, tôi cùng đồng nghiệp báo địa phương bắt gặp cảnh tượng một đoạn sông bị biến thành bãi rác khổng lồ do dân cư quanh đấy xả ra. Sau khi chúng tôi chụp ảnh xong, lên xe đi một đoạn thì nghe tiếng hò hét "nó chụp ảnh kìa!". Một đám thanh niên hung dữ, tay lăm lăm gậy gộc đuổi theo. Chúng tôi phóng thục mạng... Hú vía!

Nguy hiểm trong nghề báo có khi lại xuất hiện trong những tình huống rất khó lường. Như một lần tôi bắt chuyến xe khách muộn nhất đi Văn Bàn (Lào Cai). Đi được một đoạn, tôi và mấy chục hành khách bỗng nghe tài xế kêu thất thanh: "Ôi cái phanh đâu rồi nhỉ". Hóa ra, hôm ấy lái chính ốm, anh phụ xe lái thay. Tôi thót tim, nhưng vì không còn bất kỳ một chuyến xe nào khác đi Văn Bàn vào lúc ấy nữa nên tôi đành cứ ngồi trên xe, cầu trời suốt đoạn đường 80km còn lại.

 

Trong xương có tủy

Khi tôi được phân công về thường trú ở Phú Thọ, hiểu được nỗi băn khoăn trong lòng tôi, cha tôi- một nhà báo có thâm niên trong ngành- đã nói: "Xương đương nhiên không ngon bằng thịt, nhưng trong xương có tủy. Ở dưới ấy con sẽ nhận được nhiều hơn con tưởng". Thực tế đã chứng minh rằng cha tôi nói đúng. Ở Phú Thọ, tôi đã có những chuyến đi đáng nhớ và những người bạn chân thành.

Tôi còn nhớ như in khi mới xuống Phú Thọ, ngay sau khi có cái tin đầu tiên được xuất bản, tôi đã nhận được tin nhắn động viên của cô Ngô Thị Hồng Thanh khi đó là Trưởng phòng Quản lý phân xã trong nước. Tôi thấy vui và được tiếp thêm động lực vì biết rằng mỗi bước trưởng thành của mình đều có sự dõi theo sâu sát và động viên kịp thời của cơ quan.

Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến Đền Hùng. Có một điều thật vui là cứ mỗi lần lên tác nghiệp ở trên Đền, khi trở về tôi đều nhận được một món quà nho nhỏ. Lúc thì túi kẹo lạc hay ít hoa quả của các ông từ, khi thì chai tương, bánh trái của các đơn vị tham gia lễ hội "biếu nhà báo về ăn cho vui".

Nhưng điều khiến tôi tâm đắc nhất khi còn ở Phú Thọ lại là điệu hát Xoan truyền thống. Thật thà mà nói, mới đầu, khi đưa tin các buổi hội thảo hay biểu diễn hát Xoan, tôi chẳng lọt tai được câu hát nào. Lúc đó, tôi cảm thấy nó nhấm nhẳng, khó nghe lại đơn điệu, trúc trắc. Nhưng rồi, khi đã được tìm hiểu sâu hơn về ca từ, âm luật, đồng thời thông qua các buổi tiếp xúc, phỏng vấn, được các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian giảng giải cặn kẽ, tôi thấm và mê Xoan lúc nào không hay. Từ đó càng hiểu sâu sắc hơn tại sao làn điệu này lại trở thành món ăn tinh thần độc đáo và có sức sống mãnh liệt đến như vậy.

Nghề báo không hấp dẫn như trong ý nghĩ mơ mộng thời sinh viên của tôi. Nhưng khi đã từng trải hơn, biết về những nhọc nhằn, vất vả của nghề, tôi lại thấy thêm yêu nghề báo vì đã cho tôi nhiều cơ hội để tiếp cận vẻ đẹp của cuộc sống.
 

Ngẫm lại gần chục năm làm báo, vui buồn, yêu, ghét đều đã nếm trải, có những bài viết hay được bạn đọc đón nhận và cả sản phẩm thông tin chưa được đầy đủ, vẹn tròn, bị phản ánh, phê bình; tôi vẫn cảm thấy mình còn thiếu nhiều thứ, từ vốn sống đến kỹ năng tác nghiệp. Để tiếp bước trên chặng đường nghề, tôi sẽ tự nhủ tiếp tục "đầu tư " nhiều hơn cho công việc mà mình yêu quý.

Theo Nội san Thông tấn, số 6/2014

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Bảy ngày đêm hứng phong ba (01/07/2014 10:06:34)

Thiêng liêng Hoàng Sa (01/07/2014 09:59:22)

Vượt đại ngàn theo tiếng gọi đất nông lâm trường (30/05/2014 15:09:59)

Trong số báo này, Nội san Thông tấn mời độc giả nghe hai tác giả đoạt giải A Giải báo chí TTXVN 2013 kể về "hậu trường" tác nghiệp các tác phẩm vừa được vinh danh: Khát cùng Tây Nguyên (30/05/2014 14:59:13)

Lần đầu làm phim tại nước Mỹ (06/05/2014 10:17:17)

Đỉn xùn trân văng biển Tây Nam của Tổ quốc (06/05/2014 10:09:41)

Đi một ngày đàng... (01/04/2014 10:40:36)

Nhớ Yangon... (11/02/2014 15:42:06)

Cơ hội để tích lũy kinh nghiệm và vốn sống (11/02/2014 10:05:52)

Ký ức đẹp về một chuyến đi (30/12/2013 14:02:00)