Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Nỗi day dứt khôn nguôi


(10/08/2009 14:50:08)

Trong cỳằ‘n sỏằ• ghi danh sÃĂch cÃĂc nhà bÃĂo-liỏằ‡t sÄâ cỏằĐa ngành, bÃên cỏºĂnh nhỏằ¯ng cÃĂi tÃên liỏằ‡t sÄâ có Ä‘ỏºĐy Ä‘ỏằĐ dỏằ¯ liỏằ‡u vỏằ: ngày hy sinh, nặĂi an tÃĂng; có trặ°ỏằng hỏằÊp thông tin Ä‘ỏºĐy Ä‘ỏằĐ hặĂn là liỏằ‡t sÄâ đó Ä‘ÃÊ Ä‘ặ°ỏằÊc truy tỏºãng HuÃÂn, Huy chặ°ặĂng gÃơ, gia Ä‘Ãơnh thÃÂn nhÃÂn hiỏằ‡n Ä‘ang ỏằŸ Ä‘ÃÂu, Ä‘ặ°ỏằÊc ngành thăm hỏằi giúp Ä‘ỏằĂ gÃơ chặ°à€Ư thÃơ vỏºôn còn quÃĂ nhiỏằu nhà bÃĂo-liỏằ‡t sÄâ chỏằ‰ có Ä‘ặĂn Ä‘ỏằ™c mỏằ™t cÃĂi tÃên, còn lỏºĂi là cÃĂc ô trỏằ‘ng trÃên trang giỏºƠy: không ngày thÃĂng hy sinh, không nặĂi yÃên nghỏằ‰, không Ä‘ỏằ‹a chỏằ‰ ngặ°ỏằi thÃÂnõ€Ư

            Những ô trống đó như những dấu hỏi xoáy vào tim, tạo nỗi niềm day dứt khôn nguôi.

            Các anh giờ ở nơi đâu, hy sinh ngày tháng năm nào vẫn còn là điều bí mật. Nghe các cô chú cựu cán bộ của ngành kể rằng, đi tìm mộ liệt sĩ là cả một vấn đề không đơn giản. Có những nhà báo đang trên đường đi công tác thì gặp trận càn, hoặc có những hầm bị trúng bom, tất cả mọi người trong đó đều hy sinh... nên thất lạc địa chỉ, tung tích là chuyện bình thường trong chiến tranh.

            Được biết từ sau ngày đất nước thống nhất, TTXVN đã  tổ chức nhiều cuộc tìm kiếm từ Bắc tới Nam, tới các địa điểm trước đây là căn cứ của TTXGP. Nhiều đoàn tìm kiếm do chính các đồng chí lãnh đạo ngành dẫn đầu, tìm đến gặp gỡ từng nhân chứng cùng sống, chiến đấu với phóng viên để dò hỏi manh mối. Nhất là từ những năm 1990, việc tìm kiếm phần mộ liệt sĩ được cơ quan đặc biệt quan tâm và công việc cũng hiệu quả hơn rất nhiều... Thật cảm động khi nhiều đồng chí cán bộ  ngành đã nghỉ hưu, tuổi cao sức yếu vẫn lặn lội hàng tháng trời trong rừng sâu núi thẳm, đôi khi ở những vùng còn sót lại bom mìn, quyết tâm đi tìm đồng đội xưa.

            Mỗi chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đều rất kỳ công, như chuyện đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Tiến Đạt cũng 4 đồng đội của anh ở Phân xã TTX Giải phóng Nam Trung bộ là Nguyễn Thành (tức Thành Râu, Nguyễn Ngọc Công (bút danh Nguyễn Việt Bắc), Nguyễn Mượn (Giàng A Lộc) và Trần Văn Tửu. Các anh hy sinh bởi dính một loạt bom chùm của giặc Mỹ tại Đắc Æ  (giáp biên giới Việt Nam-Cămpuchia). Đoàn tìm kiếm đã phải qua hai lần lặn lội vào chốn rừng thiêng nước độc, đào bới mấy ngày trời mà chỉ tìm thấy vài di vật như dép, cúc áo, một số mảnh áo rách còn sót lại... cuối cùng đành phải làm lễ chôn cất các di vật đó, theo ước nguyện thân nhân của các anh. Hay như trường hợp nhà báo liệt sĩ Hoàng Châu (tức Hoàng Ngân Châu)- phóng viên ảnh. Theo bà Hoàng Xuân Chi, vợ liệt sĩ, kể lại thì chỉ được biết ông hy sinh ở khu vực Sê-Rê-Pốc.  Bao năm qua, gia đình và các cơ quan chức năng đã cố công tìm kiếm nhưng tới nay vẫn chưa biết ông yên nghỉ ở chốn nào trên biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.

            Có điều này không phải ai cũng hiểu, việc tìm kiếm liệt sĩ không đơn thuần chỉ là tìm phần mộ liệt sĩ mà còn phải tìm, xác định danh sách các liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. Đây là một công việc vô cùng phức tạp. Ngay như việc tìm thân nhân, gia đình liệt sĩ cũng phải hết sức kiên trì vì nhiều đồng chí khi tham gia kháng chiến đã lấy tên, họ khác, mang bút danh, mật danh nên rất khó xác định tung tích. Chính vì lẽ đó, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng đến nay còn nhiều liệt sĩ của TTXVN vẫn chưa xác định được nơi yên nghỉ. Đây chính là nỗi day dứt khôn nguôi của những người có trách nhiệm trong ngành và của những đồng chí, đồng đội cùng thân nhân người đã ngã xuống...

            Để vợi phần nào nỗi tiếc thương, thời gian qua TTXVN đã thực hiện nhiều việc làm tình nghĩa thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Từ nguồn kinh phí do toàn thể cán bộ, nhân viên đóng góp và một phần của ngành tiết kiệm từ các khoản chi tiêu, rất nhiều cuốn số tiết kiệm được trao tặng cho các gia đình, thân nhân liệt sĩ; mua tặng xe lăn cho thương binh, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách gặp khó khăn. Hàng năm, cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, Ngày thành lập ngành15/9, Tết nguyên đán, cơ quan đều tổ chức nhiều đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, viếng mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang... Tất cả việc làm đó như nén nhang thơm thầm kính biết ơn những đóng góp máu xương của các nhà báo liệt sĩ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, tô thắm trang vàng lịch sử truyền thống của TTXVN.

Đức Linh
Theo NSTT số 7/2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Báo Tin Tức: Tổ chức tọa đàm "Báo chí & Doanh nghiệp" (10/07/2009 11:08:01)

Hội khoẻ Hội Nhà báo Hà Nội: TTXVN đoạt 3 Vàng, 3 Bạc và 4 Đồng (10/07/2009 10:49:02)

Hoạt động kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (10/07/2009 10:33:47)

Chuýằ‡n bÃĂo chÃư thỏº¿ giỏằ›i (10/07/2009 09:36:57)

Kênh truyền hình Thông tấn ước mơ và hiện thực (10/07/2009 09:20:54)

Ỷªu cầu dá»± kiến thông tin hằng ngày - Đôi Ä‘iều trăn trở (10/07/2009 08:39:57)

Rèn luyện kỹ năng làm báo hiện đại để khắc phục độ vênh giữa dạy & học, học & hành (10/07/2009 08:33:26)

Suy nghĩ từ Giải báo chí quốc gia 2008:Cần đầu tư theo chiều sâu, đi vào những vấn đề lớn, nâng cao khả năng phát hiện, dự báo của thông tin (10/07/2009 08:14:38)

Vinh dự và trách nhiệm (10/07/2009 08:08:13)

Không nên "nhảy cóc" lập luận kinh tế (02/06/2009 09:23:31)