Chủ nhật, ngày 28/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Tìm hiểu báo chí thế giới

Chuýằ‡n bÃĂo chÃư thỏº¿ giỏằ›i


(10/07/2009 09:36:57)

Danh hiệu báo dễ chịu nhất được đông đảo bạn đọc bình chọn cho Tạp chí Reader’s Digest bởi những ưu thế: Thông tin chính xác, hấp dẫn, thái độ tôn trọng công luận, giá cả phải chăng, mức phổ biến rộng rãi, lối hành văn giản dị, dễ đọc, không đòi hỏi người xem phải có trình độ tiếng Anh cao. Theo kết quả thăm dò, tỷ lệ độc giả cảm thấy thoải mái khi đọc Reader’s Digest tại nhà chiếm 73% (tỷ lệ tương ứng với báo Yahou Zhoukan là 43,5%, Time 41,2%, Newsweek 38,8%, Asiaweek 37,6%, Far Eastern Economic Review 29,2%...). Tạp chí Reader’s Digest ra đời năm 1922, hiện được phát hành bằng hơn 20 thứ tiếng.

            Mỹ là quốc gia xuất bản nhiều báo nhất với khoảng 1.800 đầu báo chính thức, tổng số chừng 70 triệu ấn bản mỗi ngày. Đỉnh cao là vào năm 1910, khi đó nước Mỹ có 2.202 đầu báo.

            Nước có nhiều người đọc báo nhất là Thụy Điển. Trung bình cứ 1.000 người Thụy Điển mua và đọc 680 tờ báo. Lượng người mua báo ở Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Nhật Bản cũng đạt xấp xỉ tỷ lệ trên, nhưng tỷ lệ đọc báo ở những nước này lại thấp hơn vì họ mua báo để dùng vào nhiều việc, chứ không chỉ để... đọc

            Danh hiệu Nhà báo có mức lương cao nhất thuộc về nhà báo nữ S.Dian - người chủ trì chuyên mục "Thời điểm hoàng kim" của Đài Truyền hình ABC (Mỹ) - với mức lương cố định 7 triệu USD/năm. Dian năm nay 57 tuổi, có một chất giọng đặc biệt và là một nhà báo được yêu thích tại Mỹ. Chuyên mục tin tức, phỏng vấn "Thời điểm hoàng kim" do bà chủ trì có lượng khán giả đông nhất so với các chương trình khác của Đài ABC.

            Quốc gia không có báo chíNauru (thành viên đặc biệt của Khối liên hiệp Vương quốc Anh và các quốc gia độc lập). Đất nước này chỉ có 10.690 dân và hoàn toàn không có một loại báo chí nào, kể cả đài phát thanh và truyền hình.

            Tờ báo chỉ có một người làm là tuần báo Hê-rôn. Năm 1860, nhà bác học nổi tiếng người Mỹ Edison (1847-1931), khi đó mới 14 tuổi, đã sáng lập tuần báo Hê-rôn để kinh doanh. Các chức danh của tuần báo này từ Tổng biên tập, chủ báo, tòa soạn, phóng viên, nhà xuất bản, thợ in, bán báo chỉ là một người. Ban đầu báo chỉ bán được 10 tờ; thời điểm bán chạy nhất được 300 tờ.

            Ngoài ra còn có tuần báo "Tin phóng viên" dày 16 trang, đăng đủ các loại bài về chính trị, tiểu phẩm, thơ châm biếm do ông Diphela Hamat, 70 tuổi, Thượng nghị sĩ của Giooc-đa-ni sáng lập và hiện vẫn đang phát hành. Mỗi tuần, ông phải viết 250.000 từ. Một mình ông kiêm nhiệm mọi công việc của tuần báo từ lấy tin, viết báo đến biên tập, quản lý, phát hành...

            Tờ báo chỉ một người đọc là tên các nhà báo Anh gọi tờ báo Time với một kỷ niệm không bao giờ quên đối với những người làm báo ở quốc gia này. Câu chuyện bắt đầu từ lễ khánh thành một cây cầu trên sông Thames. Nữ hoàng Victoria được mời tới để cắt băng và là người đầu tiên đi qua cây cầu này. Ngày hôm sau, tờ báo Time đưa tin về sự kiện này, nhưng sắp chữ có sai sót, lẽ ra sắp chữ "pass" (nghĩa là "qua") lại nhầm thành chữ "piss" (nghĩa là "đái" - Nữ hoàng đái ra cầu). May quá, một biên tập viên phát hiện ra sai sót khủng khiếp này khi báo mới in ra, chưa kịp phát hành. Sau khi sửa và hủy đống báo cũ, Tòa soạn chỉ giữ lại một tờ để kính dâng Nữ hoàng "ngự lãm".

            Người có thâm niên làm báo cao nhất là ông Etienne Dupuch (1899-1991) ở Nassau (Bahamas). Ông chính thức giữ chức Tổng biên tập tờ The Tribune từ ngày 1/4/1919 đến năm 1972 và sau đó làm biên tập viên cho tờ báo này tới tận khi ông qua đời vào ngày 23/8/1991. Như vậy, ông đã dành hơn 72 năm liền cho sự nghiệp làm báo. Còn cộng tác viên nhiệt tình và trung thành nhất đối với một tờ báo là Eric Hardy ở Liverpool (Anh). Suốt 65 năm, ông chỉ viết cho chuyên mục Đồng quê của tờ Daily Post.

            Kỷ lục viết cho nhiều báo nhất thuộc về nhà bình luận Ann Landers (tên thật là Eppie Lederer, sinh ngày 14/7/1918). Bài của bà xuất hiện trên ít nhất 1.200 tờ báo khắp thế giới với tổng số bạn đọc ước chừng 160 triệu người và có những bài được cùng lúc đăng trên 1.000 tờ báo khác nhau. Còn họa sĩ có tranh đăng trên nhiều báo nhất là Ranan R.Lurie được in cùng lúc trên 400 nhật báo tại 51 nước với tổng số phát hành 62 triệu bản mỗi kỳ.

            Tác giả có nhuận bút bài báo cao nhất là ông Oniter Honiminue (Mỹ), người từng đoạt giải thưởng báo chí quốc gia Pulitzer năm 1953 và giải thưởng Nobel về văn học năm 1960. Với một bài viết ngắn khoảng 2000 chữ về cuộc chọi trâu đăng trên báo ảnh Sport, ông được hưởng mức nhuận bút là 30.000 đô la (trung bình mỗi chữ được trả nhuận bút tới 15 đô la).

            Báo xuất bản hàng giờ là tờ Tin tức mới nhất dày 24 trang do một nhà xuất bản Mỹ ấn hành để phục vụ hành khách trên những chuyến bay qua lại giữa thủ đô Washington và thành phố New York (Mỹ). Tờ báo này nhận tin từ các hãng thông tấn UPI và AP, cứ mỗi giờ in ra một số, cung cấp kịp thời cho hành khách có nhu cầu các tin tức sốt dẻo, tình hình kinh tế và dự báo thời tiết.

            Báo xuất bản trên xe mô tô: Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, thủ đô Brussel của Bỉ bị quân Đức chiếm đóng, nhưng tờ báo "Nước Bỉ tự do" vẫn xuất hiện hàng ngày kêu gọi nhân dân nổi dậy đấu tranh chống phát xít Đức. Quân Đức ráo riết lùng sục, tìm kiếm tờ báo này khắp nơi, song vô vọng. Mãi sau khi chiến tranh kết thúc thì địa chỉ xuất bản tờ báo mới được tiết lộ. Những người làm báo yêu nước đã khéo léo bố trí thiết bị và tiến hành công việc trên một chiếc xe mô tô. Từ việc chọn bài, biên tập, hiệu đính, ấn loát và phát hành đều diễn ra trên xe mô tô. Chỉ có điều, các nhà báo Bỉ thường phải chọn nơi hoang vắng để làm việc, khi công việc xong thì di chuyển ngay đến một địa điểm khác.

           

Là quốc gia đa sắc tộc, Ấn Độ phát hành báo chí bằng 18 ngôn ngữ
Báo đăng bài về sự lập dị, điên rồ là tờ báo Mad (Điên rồ) phát hành ở Mỹ năm 1950 thu hút được khá nhiều độc giả bởi những thông tin về những sự kiện lập dị, điên rồ xảy ra trong xã hội. Đến nay, báo Mad vẫn tồn tại, với lượng phát hành mỗi kỳ hơn 300.000 bản và được nhiều người yêu thích.

            Báo in trên lụa: Năm 1915, do khan hiếm giấy nên tờ báo Oriente xuất bản 2 tuần/kỳ ở Peru phải in trên lụa.

            Báo dành cho những người ăn mày: ở Pháp, cuối thế kỷ 19, người ta đã xuất bản cho những người ăn mày một tờ báo, trong đó có những bài viết về những ngày lễ hội, địa chỉ của những nhà từ thiện, thời gian hiện diện của những người ăn mày. Tờ báo cũng giới thiệu những phương pháp xin bố thí tốt nhất.

            Tờ báo truyền hình đầu tiên trên thế giới là tờ Tin nhanh xuất bản ở bang Ohio (Mỹ). Độc giả chỉ cần nhấn lên phím chọn, báo liền hiện trên màn hình ti vi kèm theo âm thanh và hình ảnh, với giá bán 5 USD/giờ.

            Báo chỉ đổi không bán là phương thức mua bán trên quần đảo Keplauan Skouten (Indonesia). Ở đây, người không bán thứ gì mà chỉ đổi lấy hàng hóa. Mỗi tờ báo đổi 20 gam chè. Ngoài ra, tờ tuần báo Alinhaza (Algeria) có "giá"  0,5kg tiểu mạch; tờ tuần báo Cha mẹ và con cái xuất bản ở Ginstal (Úc) đổi được 2kg khoai tây; tờ nguyệt báo Hôm nay ở quần đảo Coco (Mianma) đổi bằng ba nắm thuốc lá.

            Báo chí chỉ là những bản photocopy ở Ghi-nê Xích Đạo vì quốc gia này không có ngành in ấn.

            Ở Mô-dăm-bíc, báo ngày phát hành theo đường truyền fax, kể cả với những trang quảng cáo.

            Báo chí ở Ấn Độ phát hành bằng 18 ngôn ngữ nên có những bản báo ở quốc gia này ấn hành cùng lúc bằng hai hoặc ba ngôn ngữ.

            Ở Giooc-đa-ni, luật qui định muốn được đề cử làm tổng biên tập một tờ báo thì phải có thâm niên 10 năm liên tiếp làm nhà báo và các nhật báo ở đây phải có nguồn vốn tối thiểu 700.000 USD!

Phan Tam (sưu tầm)
Theo NSTT số 6/2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Lối thoát nào cho ngành báo in Mỹ? (02/06/2009 08:58:31)

Truýằn thông Mỏằạ lao Ä‘ao trong khỏằĐng húºÊng tài chÃưnh (11/05/2009 14:54:31)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2009 đã có chủ (16/04/2009 14:51:00)

Thắp nén tâm nhang tiễn nhà báo Ba Đỗ - Nguyễn Văn Hạng (08/04/2009 09:37:07)

Một số địa chỉ báo chí Nga trên mạng (30/12/2008 19:28:56)

Nhà báo Đặng Kiên hơn 50 năm miệt mài (30/12/2008 18:58:37)

Ba Dân - Nhà báo của chiến trường (30/12/2008 18:55:34)

RIA Novosti - Một cỗ máy truyền thông hùng mạnh của nước Nga (03/12/2008 13:14:12)

Tôi đã chớp được "Khoảnh khắc Vàng" (03/12/2008 13:03:49)

Tác phẩm ấn tượng của một tay máy có nghề (04/11/2008 09:59:00)