Thứ năm, ngày 02/05/2024

Nâng tầm vị thế hệ thống phân xã

Phân xã trong nước với tầm nhìn năm 2020


(28/02/2012 15:20:23)

Là người sinh sau ngày sinh của TTXVN nên tôi khó có thể hiểu một cách đầy đủ về truyền thống cũng như vai trò lớn lao của hệ thống Phân xã trong nước. Nhưng từ thực tiễn cuộc sống, từ thực tế đang diễn ra tại phân xã, tôi xin được nêu lên vài ý kiến mang tính chất cá nhân để tham gia diễn đàn của Nội san thông tấn.

     
Phóng viên Trần Thành Nên làm việc tai Phân xã
       Trong suy nghĩ của tôi, các Phân xã trong nước là một phần không thể thiếu trong "cơ thể" của TTXVN. Mạng lưới Phân xã trong nước không chỉ làm nhiệm vụ thông tin cho ngành, mà còn làm nhịp cầu nối quan hệ giữa Tổng xã với địa phương, là người phát ngôn của Tổng xã trên lĩnh vực thông tin tại địa phương. Đặc biệt, Phân xã trong nước còn có vai trò "tai mắt" của Trung ương; nói vậy là bởi thông qua những báo cáo tham khảo nội bộ mà Trung ương có được một nguồn thông tin tin cậy về tình hình địa phương (có người am hiểu chức năng của TTXVN gọi phóng viên TTXVN tại tỉnh là những "chiến sĩ tình báo" của Trung ương tại địa phương). Trong ngành, trưởng Phân xã là trưởng phòng, nhưng với tỉnh, trưởng Phân xã được xem như giám đốc sở - người đứng đầu cơ quan Trung ương tại địa phương.

            Theo tôi, trong tình hình hiện nay, do áp lực của cạnh tranh thông tin, nhất là sự bùng nổ của thông tin điện tử và nhiều lý do khác, các Phân xã trong nước đang đứng trước nhiều thách thức. Khối Phân xã trong nước đang tồn tại một số vấn đề cần phải được nghiên cứu và có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Sự tồn tại đó là:

            Thứ nhất, nhân lực quá mỏng. Phân xã chỉ có 1-2 phóng viên thì khó làm gì khác ngoài việc chạy theo tin thời sự để đối phó với cơ chế định mức, trong khi hiện nay Phân xã phải đảm đương ba tuyến tin lớn: Tin, bài kiểu truyền thống; ảnh báo chí; tin truyền hình. Chưa kể tới trách nhiệm phải hỗ trợ, hợp tác với các đơn vị khác trong ngành khi có yêu cầu, rồi công tác quản lý, phát hành, quan hệ với địa phương ...

Mười mấy năm làm Trưởng Phân xã TTXVN tỉnh Cà Mau, so với bậc đàn anh khác trong ngành, tôi tự thấy mình chỉ là hạt cát trên bãi cát. Nhưng với những gì tôi chứng kiến, đóng góp trong thời gian qua, tôi thật sự tự hào vì mình được là thành viên trong đại gia đình TTXVN, tự hào vì mình được tin tưởng giao cho trọng trách đứng mũi chịu sào ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Thông qua các kênh thông tin của TTXVN mà bạn bè trong nước và quốc tế hiểu biết về con người, vùng đất Cà Mau ba bề là biển, giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng đất của những con người chân chất, phóng khoáng và hiếu khách.

            Thứ hai, cơ sở vật chất cho Phân xã trong nước còn lạc hậu bởi được đầu tư rất "khiêm tốn". Hiện nay, nhiều Phân xã trong nước đang ở chế độ "5 không": Không phương tiện đi lại để tác nghiệp; không có chế độ trả tiền cho cộng tác viên; không được phép chi tiếp khách; không được nhiều người tại địa phương biết Phân xã là gì; trưởng Phân xã không thực quyền.

            Thứ ba, Phân xã trong nước "được" quá nhiều đơn vị tham gia chỉ đạo, nhưng không rõ đơn vị nào là chủ yếu. Ba đơn vị trực tiếp chỉ đạo là: Ban quản lý chỉ đạo Phân xã trong nước; Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh; Ban biên tập tin Trong nước. Dưới ba đơn vị này còn thêm Phòng quản lý Phân xã trong nước (Hà Nội), Phòng quản lý Phân xã B2. Ngoài ra, có khi còn phải chấp hành "lệnh" của báo Tin Tức, Thể thao &Văn hóa, Truyền hình Thông tấn, các biên tập viên...

            Phải thấy là Phân xã trong nước thực chất là cơ quan đại diện của TTXVN tại địa phương, vai trò này rất lớn và quan trọng. Nhưng trên thực tế, Phân xã trong nước chỉ là một đơn vị thông tin (thông tin là chủ yếu), không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp, do đó vai trò của nó rất lép so với bất kỳ cơ quan trung ương nào tại địa phương. Có lẽ vì vậy mà Phân xã trong nước mới có tình trạng "5 không" như tôi đã đề cập ở phần trên .

            Để nâng tầm Phân xã trong nước, đáp ứng nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới, cụ thể là từ đây đến năm 2015 - tầm nhìn tới năm 2020, tôi có một số đề xuất như sau:

            1. Đổi tên Phân xã thành "Trung tâm thông tin TTXVN", Trưởng Phân xã đổi lại là Giám đốc Trung tâm thông tin. Và tôi thấy Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh cũng nên đổi lại là Cơ quan đại diện phía Nam.

            2. Về nhân sự, Phân xã phải có từ ba phóng viên trở lên.

            3. Do hệ thống Phân xã rộng lớn nên Tổng xã phải có một Phó Tổng Giám đốc chỉ đạo trực tiếp thông tin hàng ngày đối với Phân xã trong nước; như vậy mới tập trung cho công tác thông tin và các mặt công tác khác.

            4. Cần trang bị ô tô cho Phân xã để làm phương tiện đi lại tác nghiệp.

            5. Trưởng Phân xã nhất thiết phải là đảng viên, phải có trình độ cao cấp chính trị.

            6. Nên thí nghiệm, cho phép một số Phân xã có điều kiện và khả năng mở website nhằm kịp thời thông tin tình hình trong tỉnh về Tổng xã, chuyển tải thông tin từ Tổng xã về địa phương.

            7. Liên kết, hợp tác một số lĩnh vực thuộc thế mạnh của ngành để có nguồn thu, cải thiện tình trạng kinh phí eo hẹp như hiện nay.

            8. Tạo điều kiện cho phóng viên Phân xã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệp nước ngoài để mở rộng tầm nhìn.

            9. Đề cao trách nhiệm cá nhân của trưởng Phân xã.

            10.Từ năm 2015 trở đi, Phân xã cần có cơ chế phóng viên thường trú tại một số huyện, đảo, địa bàn trọng điểm để nắm bắt thông tin kịp thời những sự kiện quan trọng.

 

            Hiện nay chúng ta đang trong quá trình phấn đấu để trở thành tập đoàn truyền thông quốc gia, do vậy, việc xây dựng Phân xã trong nước trở thành đơn vị công tác có năng lực cao, trang thiết bị hiện đại cũng là vấn đề cần được ưu tiên thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược của TTXVN, đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.

 

Trần Thành Nên (Trưởng Phân xã Cà Mau)
Theo Nội san Thông tấn, số 02/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Cần một "bản quy hoạch tổng thể" cho hệ thống Phân xã  (28/02/2012 15:09:41)

Trung tâm thông tin TTXVN ở địa phương: Tại sao không? (17/01/2012 12:20:18)

Nhiều việc cần làm ngay  (17/01/2012 12:14:48)

Niềm vui và thách thức (21/12/2011 10:23:47)

Phân xã vẫn còn "thiếu trước, hụt sau" (21/12/2011 10:15:35)

Trăn trở của "người trong cuộc" (21/12/2011 10:11:02)

Cần có "chiếc áo mới" cho phân xã (22/11/2011 15:03:16)

Xây dựng phân xã toàn diện: Cần có con người, tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp (22/11/2011 14:54:08)

Hệ thống phân xã trong nước nhìn từ góc độ quản lý (11/10/2011 08:40:04)

Nhanh lên chứ, đừng "túc tắc" vậy chứ... (11/10/2011 08:35:56)