Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Sổ tay phóng viên

"SẢẶn" áỨặnh voi dáỪố


(07/10/2008 09:13:23)

Câu chuyện từ năm 2001, bắt đầu từ thông tin về một đàn voi ở khu rừng Định Quán, Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) di chuyển về những cánh rừng ở Suối Kiết, thuộc huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận). Sự xuất hiện đột ngột của đàn voi làm chính quyền các cấp thực sư lo ngại, bởi trong quá trình làm quen với cuộc sống nơi ở mới, đàn voi đã "giành giật" với con người về nguồn thức ăn, chúng trở nên hung dữ là... giết người.

            Chỉ trong vài tháng đầu năm ấy, đàn voi đã giết và giày xác 12 người trong đêm khuya. Chủ yếu là những người ngủ trong chòi ở rừng sâu. Người dân địa phương đã sử dụng mọi phương tiện để xua đuổi đàn voi nhưng bất lực! Tháng 9 năm 2001, Chính phủ đồng ý chọn giải pháp thuê chuyên gia từ Malaixia sang để di dời đàn voi về Bản Đôn tỉnh Đak Lắk để thuần hóa. Phương pháp di dời được các chuyên gia thực hiện là bí mật tìm nơi cư trú của đàn voi, bắn thuốc "bán mê" để xích voi đưa lên xe tải chuyên dùng rồi di chuyển chúng lên Bản Đôn.

            Tháng 11 năm 2001, chiến dịch di chuyển đàn voi bắt đầu, tôi lúc đó đang làm Trưởng phân xã Bình Thuận, được lãnh đạo Cơ quan đại diện TTXVN tại TP.Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ theo đoàn chuyên gia và Cục Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) viết tin, bài và chụp ảnh cung cấp cho các đơn vị thông tin của TTXVN một cách nhanh nhất. Để hỗ trợ cho tôi, cơ quan đã tăng cường phóng viên Lê Hiền (báo Tin Tức) và một ôtô làm phương tiện đi lại vì địa điểm di dời đàn voi nằm trong rừng sâu và cách văn phòng phân xã Bình Thuận hơn 70km. Vả lại, lúc ấy điều kiện truyền tin, ảnh không thuận lợi như bây giờ.

Dùng voi nhà dụ voi dữ đi qua chuồng vào rừng. (Ảnh: Hữu Thành).

            Trong hơn một tháng theo đoàn làm nhiệm vụ, chúng tôi không được phép tiếp xúc chuyên gia nước ngoài, không được theo đoàn của Cục Kiểm lâm tác nghiệp (lý do được đưa ra: sợ nguy hiểm cho các nhà báo). Với mong muốn hoàn thành nhiệm vụ cơ quan giao phó, tôi đã vận dụng mọi cách để có thể tiếp cận công việc bắn gây mê và di dời đàn voi của các chuyên gia Malaixia, kể cả nhiều lần thuê xe ôm đi len lỏi vào những con đường mòn trong rừng đang có đàn voi dữ trú ẩn. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy mình... liều. Đến giữa tháng 12, chiến dịch di dời đàn voi dữ Tánh Linh chấm dứt. Tổng cộng có 8 con trong đàn voi, 2 con voi lớn bắt đầu tiên đã chết sau khi bị bắn thuốc mê, chỉ còn 6 con phải di dời lên Vườn quốc gia Buôn Đôn, trong đó có 2 con voi con. Chúng tôi rời những cánh rừng ở Suối Kiết (Tánh Linh) vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa trong tâm trạng lo lắng khi nhìn đàn voi di dời liệu có sống được như các chuyên gia tính toán không vì voi cũng là một động vật hoang dã cần được bảo vệ.

            Trong suốt thời gian này, tôi và anh Lê Hiền đã chuyển về Tổng xã hơn 40 tin bài về di dời đàn voi dữ. Riêng tôi đã chụp hơn 40 cuốn phim rồi chuyển bằng bưu điện (lúc đó chưa có đường truyền Internet) hơn 50 ảnh khác nhau về Ban biên tập, các tòa soạn báo. Qua TTXVN, các báo trong nước và nước ngoài đã phát nhiều tin, ảnh về "di dời đàn voi dữ giết người từ Bình Thuận lên Bản Đôn". Lãnh đạo Cơ quan đại diện tại TP.Hồ Chí Minh đã quyết định thưởng "nóng" cho anh em chúng tôi khi nhiệm vụ mới hoàn thành một nửa. Vui mừng hơn, chùm tin bài về "Di dời đàn voi dữ" đã đoạt giải B  và chùm ảnh của Hữu Thành cũng về chủ đề này đoạt giải C Giải báo chí TTXVN năm 2002.

            Viết lại sự kiện này, tôi chỉ muốn nêu cảm nhận của riêng mình về những bức ảnh báo chí do chính tôi thực hiện. Ảnh có nội dung thông tin thời sự đăng báo thì đã rõ, nhưng ảnh có nội dung thông tin mà góc độ mới lạ, độc đáo và đẹp nữa thì giá trị thông tin sẽ cao hơn rất nhiều. Loạt ảnh do tôi thực hiện khá công phu vì phải tiếp cận với con voi sau khi bị bắn "bán mê". Lúc ấy con voi vẫn còn tỉnh nhưng "lờ đờ" và sẽ vùng dậy bất cứ lúc nào khi hết thuốc mê hoặc vì một lý do nào đó mà chính các chuyên gia cũng không lường hết được. Chính vì vậy một lực lượng cảnh sát cơ động được huy động với lệnh không cho phép bất cứ ai vào gần coi, trừ chuyên gia. Tôi đã phải tận dụng tốt mối quan hệ với trung tá Lý, người chỉ huy lực lượng cơ động để "nháy mắt" đồng ý. Những góc cạnh lạ như từ trên mui xe tải chụp xuống con voi đang bị kéo lên xe; hoặc tiếp cận chụp cận cảnh chuyên gia sử dụng voi nhà để điều khiển voi rừng, kéo voi rừng vào chuồng tạm ở Bàu Chồn... Những bức ảnh trên sau khi phát mạng TTXVN đã được các tờ báo lớn lúc đó khai thác sử dụng rất nhiều.

            Từ hiệu quả trong loạt ảnh di dời voi dữ Tánh Linh, tôi suy nghĩ: ảnh báo chí bây giờ nên mở rộng ra về môi trường, cuộc sống đối nhân xử thế giữa con người với con người, con người với động vật với cây cối để cùng bảo vệ hành tinh này, không nên bó hẹp trong các "đề cương tuyên truyền" một cách khô cứng, chung chung, quá nặng về chính trị mà ảnh báo chí Việt Nam nói chung và ảnh báo chí của TTXVN thường sử dụng lâu nay.

Hữu Thành
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Đối tượng và điều kiện xét nâng ngạch không qua thi (29/08/2008 09:32:50)

Cảnh giác các hình thức quấy rối bằng mã độc (29/08/2008 09:31:58)

Tôi đi thực tập ở phân xã Bắc Ninh (29/08/2008 09:27:54)

ChuýãƯn ẵỔi ẳâm õãênh mẳ u da cam (29/08/2008 09:27:07)

Ngô Mỹ và những tác phẩm đáng nhớ (29/08/2008 09:25:49)

Ảnh Bác Hồ - Kỷ vật quý thời phóng viên chiến trường của tôi  (29/08/2008 09:10:44)

Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 và quy trình giải quyết (01/08/2008 11:03:35)

Khắc phục lỗi kết nối không dây (Wifi) (01/08/2008 11:00:12)

Nghề phóng viên giờ đây tôi đã hiểu... (01/08/2008 10:55:54)

Đoàn Tử Diễn đi tìm giá trị của niềm tin (01/08/2008 10:53:38)