Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Thực hiện theo trình tự: Nguyên tắc của trình bày báo


(15/04/2011 10:05:19)

Ở chuyên mục "Sổ tay phóng viên" số trước, Nội san Thông tấn đã bàn đến các nguyên tắc cơ bản trong trình bày báo, trong đó có: Cấu trúc, nhịp điệu, màu sắc và việc kết hợp các công cụ đồ họa.

Khi tòa soạn đã có trong tay công cụ cần thiết là một định dạng mẫu với đầy đủ các quy chuẩn về nội dung cũng như hình thức, với các tình huống kỹ thuật được dữ liệu trước, việc sử dụng định dạng mẫu đó - hay việc áp dụng các quy định, quy chuẩn vào quá trình thực hiện mỗi số báo (phân loại, xử lý văn bản, minh họa và các yếu tố đồ họa được sử dụng trong trang báo) - cũng phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, được chia thành nhiều giai đoạn.

 

            Đường dẫn

            "Đường dẫn" sơ bộ của mỗi số báo là đề cương chi tiết cả về hình thức và nội dung, được lập ra đồng thời với việc xây dựng khung nội dung cho mỗi số báo. Trong cuộc họp tòa soạn đã phải phác thảo được vị trí, dung lượng của các tin, bài chính trong mỗi mục và thể hiện chúng trong "đường dẫn" của số báo. Dựa trên một khung có sẵn (các trang, mục thực tế của tờ báo với kích thước thu nhỏ), người thiết lập "đường dẫn" (không nhất thiết phải là chuyên gia về trình bày báo) chỉ cần điền vào các ô sẵn có những thông tin về các bài báo (chưa được thực hiện hoặc đang thực hiện): độ dài, thể loại, minh họa cho mỗi bài (bao nhiêu hình minh họa, kích thước, tính chất hình minh họa dự kiến, có cần triển khai vẽ thông tin đồ họa hay không).

            Nếu được cập nhật kịp thời (sau mỗi cuộc họp tòa soạn) và phổ biến đến mỗi thành viên trong tòa soạn, "đường dẫn" giúp cho những người trực tiếp tham gia vào quy trình xử lý thông tin sớm có được hình dung tổng thể về sản phẩm- tờ báo sẽ phát hành. Là cầu nối giữa các khâu nội dung và kỹ thuật trong tòa soạn, công cụ này còn giúp phát hiện và sửa chữa trước khi quá muộn những "lỗi trình bày", ví dụ như tít các bài chính trong 2-3 trang liên tiếp giống hệt nhau, bài quá dài trong khi có thể cắt thành những bài nhỏ hoặc quá nhiều bài trong một trang có trùng cách thể hiệnÂ…

 

            Dàn trang

            Công đoạn dàn trang thực sự bắt đầu khi tòa soạn nhận được nguyên vật liệu (nội dung bài vở, minh họa) cho các trang báo. Công đoạn này không được thực hiện liên tục mà thường xuyên bị ngắt quãng bởi những điều chỉnh, bổ xung trong mỗi trang báo (không có trang báo nào là bất biến và "không được phép" thay đổi trong quá trình thực hiện).

            Cho dù trang báo hoàn thiện và trang phác thảo ban đầu (trong "đường dẫn") có thể khác nhau, các nguyên tắc cơ bản về trình bày báo vẫn phải được tôn trọng: vị trí, kích thước của ảnh minh họa chỉ thay đổi khi nội dung và giá trị thông tin của ảnh có sự thay đổi; tòa soạn quyết định bổ sung một bài minh họa làm rõ ý của bài chính đồng thời điều chỉnh độ dài của bài chính (để giải phóng diện tích cho bài minh họa đó); thậm chí thay hẳn một bài chính nếu thấy cần thiết, khi một vấn đề thời sự mới xuất hiện. Đối với báo ngày, định dạng mẫu phải được xây dựng rất chặt chẽ. Vì có ít thời gian thực hiện, kỹ thuật viên trình bày báo thường "đổ" trực tiếp nội dung vào trang theo trang mẫu, khó có thể trau chuốt như khi thực hiện báo tuần hoặc tạp chí.

            Như đã nói ở trên, kỹ thuật viên trình bày cũng nên nắm được công việc và tiến độ thực hiện của những thành viên khác trong tòa soạn, để đến khi "ráp" công việc của mỗi người lại, đảm bảo có được một tờ báo hoàn chỉnh, hài hòa, tránh được nhiều việc phải "chạy theo" sửa chữa lỗi khi thời gian không còn nhiều.

            Một kinh nghiệm trong trình bày báo: Luôn lựa chọn một file mẫu phù hợp để bắt đầu dàn trang, không sử dụng lại trang báo đã hoàn thành để tránh việc lặp lại những thay đổi (khác với định dạng mẫu).

 

            Hoàn thiện

            Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình thực hiện một tờ báo. Không nên coi đây đơn giản chỉ là việc đọc duyệt bản bông lần cuối. Việc hoàn thiện các trang báo cũng phải là kết quả kết hợp công việc giữa biên tập viên và kỹ thuật viên. Để có được tờ báo hoàn chỉnh, mỗi thay đổi về nội dung dù nhỏ nhất, đều cần đến sự can thiệp của kỹ thuật và ngược lại. Kinh nghiệm cho thấy, đến công đoạn cuối cùng này, khi gặp tình huống bài vở còn quá dài (do không có quy hoạch và không dành đủ thời gian cho việc chuẩn bị), thông thường chịu sức ép thời gian, người phụ trách đưa ra quyết định "trảm" hoặc thu nhỏ kích thước hình mình họa để lấy chỗ cho văn bản "rất quan trọng không thể cắt". Kết quả là trong tờ báo có những trang dày đặc chữ, không có minh họa hoặc minh họa nhỏ tới mức không minh họa được gì cho nội dung.

(Theo cuốn "Thiết kế và trình bày báo")

 

Theo Nội san Thông tấn, số 03/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Những ánh đèn đêm (15/04/2011 10:02:03)

Chuýằ‡n nghỏằ cỏằĐa nỏằ¯ nhà bÃĂo Thông tỏºƠn (15/04/2011 09:59:45)

Liên Chi hội nhà báo bàn các chương trình công tác và khởi động Giải báo chí TTXVN 2011 (07/03/2011 15:05:29)

Phân xã Bình Phước: sau một năm tham gia Chương trình Hợp tác thông tin với địa phương (07/03/2011 11:43:29)

Các nguyên tắc cơ bản trong trình bày báo (04/03/2011 17:30:23)

Thông điệp chính của bài báo (04/03/2011 17:27:21)

Những ngày đáng nhớ (04/03/2011 17:18:06)

Trò chuyện với các nhà báo nữ (04/03/2011 17:12:28)

Cần lắm sự hiện diện hiệu quả của phóng viên TTXVN tại các địa bàn (04/03/2011 17:01:26)

Thiết kế - trình bày báo và quy trình xử lý thông tin (12/01/2011 10:36:39)