Thứ sáu, ngày 10/05/2024

Sổ tay phóng viên

"TráỨỪ em tháỪŨi chiáỨƯn" - MáỪỎt triáỪẶn lÃặm áỨặnh ẢỔáỨậy xÃỨc ẢỔáỪỎng


(01/10/2012 13:52:45)

"CÃỠ nháỪống giáỪỄt nẳồáỪỈc máỨốt ẢỔÃặ rẳắi khi xem triáỪẶn lÃặm này (...) nháỪống giáỪỄt nẳồáỪỈc máỨốt rẳắi ẢỔáỪẶ nháỪỈ thẳồẳắng váỪẮ báỨắn bÃẽ, ngẳồáỪŨi thÃằn ẢỔÃặ vẢẹnh viáỪẦn hÃỗa tan trong lÃỗng ẢỔáỨầt tháỨềm ẢỔáỨềm mÃắu xẳồẳắng máỪỎt tháỪŨi"- ẢỔÃỠ là Ãơ kiáỨƯn cáỪậa nhà bÃắo Hoàng Thu PháỪỔ, bÃắo TuáỪỚi TráỨỪ, khi ẢỔáỨƯn váỪỈi triáỪẶn lÃặm"TráỨỪ em tháỪŨi chiáỨƯn" mà TTXVN, NXB Kim ĐáỪỘng, CÃƠng ty truyáỪẮn thÃƠng TáỨậm nhÃển ÃẮ ChÃằu váỪềa táỪỚ cháỪẹc táỨắi Hà NáỪỎi, ẢỔáỪẶ káỪở niáỪẬm 40 nẢẶm ChiáỨƯn tháỨống "ĐiáỪẬn BiÃến PháỪậ trÃến khÃƠng".

Ý tưởng tổ chức cuộc triển lãm chợt nảy ra khi tôi được mời đến xem bộ ảnh do các PV của hãng truyền thông Nihon Denpa News (Nhật Bản) chụp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh mà Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng mới mua bản quyền. Trong bộ ảnh này có rất nhiều ảnh về trẻ em và đặc biệt có rất nhiều ảnh màu, mà hồi đó chúng ta chưa thể có. Tư liệu ảnh TTXVN cũng đang lưu giữ rất nhiều những hình ảnh của trẻ em Việt Nam trong thời kỳ này. Nếu phối hợp ảnh hai bên với nhau sẽ có thể có được một triển lãm ảnh rất thú vị, bởi từ trước đến nay chưa ai làm triển lãm về cuộc sống của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại. Ý tưởng này được NXB Kim Đồng nhiệt tình hưởng ứng và triển lãm đã được khai mạc ngày 7/9 vừa qua, đúng dịp trẻ em cả nước bước vào năm học mới 2012 - 2013. 

 Thật không thể ngờ triển lãm đã gây xúc động lớn đến thế với người xem. Hàng ngàn bài báo trong và ngoài nước đã viết, đưa tin về triển lãm này. Những bức ảnh đã vượt ra ngoài công năng báo chí thông thường để chạm đến trái tim người xem, khơi dậy ký ức một thời đầy gian nan, vất vả nhưng rất đáng tự hào của cả một thế hệ, góp phần giáo dục truyền thống anh hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ bằng những hình ảnh rất chân thực, rất thuyết phục. Nói như Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi (trong phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm) thì "Những bức ảnh trong triển lãm này đã một lần nữa cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt, bản lĩnh, ý chí và khí phách tuyệt vời của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở ngay cả những  đứa trẻ đang ở lứa tuổi "biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan". Các em là biểu tượng của ý chí Việt Nam và sức sống Việt Nam"

Cũng dễ hiểu vì sao triển lãm lại thu hút nhiều người U60 đến thế. Bởi họ cùng thế hệ với các nhân vật trong ảnh, đội mũ rơm, đeo túi cứu thương đến trường trong những năm tháng vô cùng thiếu thốn và vất vả, nguy hiểm, nhưng thật đáng nhớ. Nhiều người rất xúc động khi tìm thấy chính mình trong ảnh. Và trẻ em đến triển lãm cũng rất đông. Ông bà, cha mẹ đưa con cháu đến, các trường học đưa học sinh đến, có cả những thầy giáo nước ngoài của một vài trường quốc tế ở Hà Nội cũng đưa học sinh đến... để các em thấy tận mắt hình ảnh thế hệ ông bà, cha mẹ đã sống, đã học hành trong thời chiến thế nào, để các em hiểu được thế nào là mũ rơm, là hầm hào, là đi sơ tán... Đọc những dòng cảm tưởng của các em cảm thấy hình như chúng ta hơi lo lắng thái quá về thế hệ trẻ, bởi các em đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước. Một bạn trẻ đã viết"Cảm ơn BTC đã đem đến cho chúng tôi - những người trẻ tuổi - một triển lãm vô cùng ý nghĩa. Những khó khăn gian khổ của ngày xưa, chúng tôi không được trải qua. Và nhiều người nói chúng tôi không hiểu. Thế nhưng chúng tôi rất bồi hồi xúc động khi những hình ảnh bình dị này lọt vào tâm trí. Chúng tôi hứa rằng: thế hệ trẻ hôm nay vẫn là thế hệ trẻ của ngày xưa, quyết dựng xây một đất nước Việt Nam đàng hoàng to đẹp như Bác Hồ và thế hệ cha anh từng mơ ước".

Học sinh tiểu học được cô giáo đưa đến thăm triển lãm

Trong bài thơ Gửi bạn Chilê, "thần đồng thơ" Trần Đăng Khoa đã mượn hình ảnh hoa sen nở nơi ao trườngchú dế mèn nghểnh cổ vuốt râu  như một sự thách thức với đạn bom, biểu hiện sự ngoan cường của trẻ em Việt Nam trước chiến tranh: "Chúng tôi đến lớp ngày ngày/ Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men/ Ao trường vẫn nở hoa sen/ Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu...". "Thần đồng thơ" giờ đã ở tuổi 55, rất xúc động, bùi ngùi khi thấy lại hình ảnh của chính mình cùng với mẹ và em gái hơn 40 năm về trước. Ông viết vào sổ cảm tưởng: "Nhiếp ảnh là nghệ thuật của khoảnh khắc. Và với nghệ sĩ có tài, khoảnh khắc ấy sẽ thành vĩnh cửu. Cùng với sự bất tử của nó là một thời đại rất đẹp. Xin cảm ơn các nghệ sĩ đã kịp lưu giữ lại những vẻ đẹp không bao giờ phai nhòa. Tôi đã gặp ở đây những vẻ đẹp như thế. Rất đẹp. Rất xúc động. Tôi được trở lại được sống lại một thời đẹp nhất của cuộc đời mình".

Đã có rất nhiều đề nghị tiếp tục đưa triển lãm đi trưng bày ở các viện bảo tàng, các trường học, triển lãm ở quảng trường, công viên... để nhiều người được xem, được sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Thành công của triển lãm này thúc đẩy các cán bộ Ban Biên tập Ảnh chúng tôi có thêm những ý tưởng tổ chức nhiều triển lãm ảnh ấn tượng hơn nữa. Với kho tư liệu ảnh vô giá mà TTXVN đang sở hữu, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

Học sinh tiểu học được cô giáo đưa đến thăm triển lãm

Phạm Tiến Dũng
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2012