Thứ năm, ngày 02/05/2024

Trao đổi - Thảo luận

Từ "điểm nóng" Dìn Ký...


(12/07/2011 16:35:12)

Trắng đêm vì Dìn Ký Tối 20/5, trời Bình Dương nổi mưa giông, gió giật mạnh, phóng viên phân xã Bình Dương nhận được tin dữ: Du thuyền nhà hàng nổi Dìn Ký bị lật trên sông Sài Gòn, hàng chục du khách mất tích. Tôi cùng phóng viên trẻ Vũ Hào tức tốc lên đường. Nhận định đây là vụ việc nghiêm trọng nên chúng tôi mang theo đủ đồ nghề tác nghiệp, cả máy quay phim, laptop, 3G...

            

Phóng viên Dương Chí Tưởng "dẫn hiện trường" tại nơi xảy ra vụ chìm tàu Dìn Ký

Vừa đến hiện trường, chúng tôi triển khai ngay việc "săn tin", "săn hình" mặc dù không có điện, không khí hết sức căng thẳng.

            Khi nắm được những thông tin ban đầu, tôi mở ngay laptop, làm tin rồi nối ngay 3G truyền tin đầu tiên về Hà Nội. Tin sốt dẻo, trực Ban biên tập tin Trong nước phát ngay. Bám hiện trường, chúng tôi liên tục cập nhật các tin nóng ngay sau đó, nào là công tác cứu hộ gặp khó khăn vì trời tối, nước sông Sài Gòn chảy xiết, nào là đội thợ lặn chuyên nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh được huy động lên hỗ trợ...

            Cũng như nhóm phóng viên phân xã, tại hiện trường, hàng chục phóng viên của các báo, đài khác mải mê tác nghiệp. Trong đêm, những chiếc máy tính xách tay của phóng viên sáng đèn, làm việc không ngừng nghỉ. Tôi nhận thấy, các báo có tổ phóng viên tác nghiệp ngay hiện trường và tổ phóng viên làm việc tại tòa soạn. Tốp phóng viên có mặt tại hiện trường, người thì truyền ảnh, người thì cập nhật thông tin qua điện thoại. Nhóm ở tòa soạn tổ chức đánh máy rồi biên tập, đưa tin lên mạng. Một phóng viên báo bạn nói với tôi, sự kiện nóng như vậy, muốn truyền tin nhanh nhất chỉ có cách đọc qua điện thoại, bởi rất khó có thời gian để "chuốt" một cái tin cho hoàn chỉnh.

Tôi vào vai phóng viên truyền hình đến nay đã được gần một năm. Những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu đã qua. Dần dà mỗi ngày, tôi cảm nhận cái nghiệp truyền hình đang "ăn" vào mình. Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp ở các phân xã bắt đầu "máu lửa" với truyền hình. Nhưng để đạt đến tầm chuyên nghiệp thì chắc chắn chúng tôi cần phải nỗ lực rất nhiều.

            Nhưng các phóng viên TTXVN thì vẫn làm việc bài bản, hoàn chỉnh tin mới chuyển về Tổng xã. Chưa khi nào, chúng tôi làm việc liên miên với cường độ cao như vậy: Trắng đêm "săn" tin, liên tục viết, truyền tin trong màn đêm đen, rồi lại cầm máy quay phim, làm tin cho truyền hình. Trong khi chúng tôi tác nghiệp trên bờ, dưới sông Sài Gòn, các đội thợ lặn, cứu hộ cũng làm việc suốt đêm để tìm kiếm các nạn nhân mất tích...

 

            Dẫn hiện trường lúc "nước sôi lửa bỏng"

            Lâu nay, phóng viên phân xã Bình Dương đã quen với việc "mấy gánh trên vai", vừa làm tin báo viết, vừa làm tin truyền hình, và kiêm luôn cả PV ảnh. Trong vụ Dìn Ký cũng vậy, chúng tôi vừa cập nhật thông tin cho Ban Biên tập tin Trong nước, vừa quay cảnh cứu hộ cứu nạn, nỗi đau của người nhà các nạn nhân xấu số, cảnh cùng vào cuộc của các đơn vị chức năng... rồâi nhanh chóng truyền hình ảnh về cho Truyền hình thông tấn. Chính vì vậy mà 6 giờ sáng ngày 21/5, Truyền hình thông tấn đã đưa tin nóng đầu tiên về Dìn Ký và 8 giờ tiếp tục phát tin cập nhật về việc 15 nạn nhân mất tích vẫn chưa tìm thấy.

            Sau khi tai nạn xảy ra, hiện trường bị phong tỏa để các ngành chức năng làm việc, cánh phóng viên không được vào bên trong khu du lịch Dìn Ký. Đến khoảng 9 giờ, sau khi định vị được du thuyền nằm dưới sông Sài Gòn, cánh phóng viên mới được cho vào tác nghiệp, nhưng hạn chế về số lượng. Mặc dù tôi đã quay khá đầy đủ về công tác tìm kiếm các nạn nhân và chuẩn bị xong bản text (lời bình) về Hà Nội để kịp phát bản tin lúc 11 giờ, nhưng Tổng xã yêu cầu phải có hình ảnh PV dẫn hiện trường để tăng thêm độ "hot" và sự hấp dẫn cho bản tin. Thế là, mặc dù phóng viên Vũ Hào chưa được học truyền hình, nhưng trong tình thế "nước sôi lửa bỏng", Hào phải bấm máy quay để cho tôi dẫn hiện trường. Hai anh em làm trầy trật, nhưng cuối cùng cũng tạm ổn.

            Đến đoạn truyền hình về Hà Nội chúng tôi lại gặp rắc rối khác. Bình thường 3G xài rất ngon truyền tin, truyền hình "khỏe re", nhưng không hiểu sao, hôm ấy 3G không chịu chạy trong khi giờ lên sóng đã tới nơi. Có lẽ bởi tại hiện trường hôm đó, hàng chục PV báo bạn cũng xài 3G với cường độ cao, nên đường truyền chậm như rùa bò. Bứt tóc, bứt tai, tôi vừa truyền tin vừa hồi hộp, liệu có kịp phát tin lúc 11 giờ trưa! Đợi mãi, bấm mãi, cuối cùng Hà Nội báo tin "thấy hình ảnh dẫn hiện trường rồi" chúng tôi mới thở phào. Khoảng 10 phút sau, mở di động xem qua Internet thấy bản tin lúc 11 giờ trưa của Truyền hình thông tấn đã phát tin về vụ chìm du thuyền Dìn Ký với lời dẫn của phóng viên Chí Tưởng tại hiện trường. Quả là "nóng", theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mệt nhưng cảm giác rất vui.

            Cho đến nay, vụ Dìn Ký đã lắng lại, nỗi đau dần nguôi, nhưng phóng viên TTXVN tại Bình Dương vẫn nhận được ý kiến từ bạn xem truyền hình nhắc về thông tin Dìn Ký trên Truyền hình thông tấn. Trong đợt đi công tác ở thị xã Thuận An mới đây, tôi có gặp một số công nhân và họ đã nhận ra chúng tôi là những người đưa tin về vụ chìm tàu Dìn Ký. Có chị bảo khi tôi dẫn hiện trường, chị nhận ra tôi là người miền Trung "quê mình".

Dương Chí Tưởng
Theo Nội san Thông tấn, số 6/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Biên tập viên - những người "trầm lặng" trong nghề báo (12/07/2011 16:30:08)

Tổ chức trang báo (Phần 2) (12/07/2011 16:28:06)

Mở đầu & Kết bài (12/07/2011 16:26:06)

Tổ chức trang báo (Phần 1) (14/06/2011 11:16:08)

Phóng sự ảnh đoạt giải - Hiệu quả của cách làm việc theo nhóm (14/06/2011 11:02:31)

Lao tâm khổ tứ với "Người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh" (14/06/2011 10:56:55)

Nâng tầm hệ thống Phân xã (13/06/2011 14:44:26)

Sử dụng font chữ (Typography) (12/05/2011 09:53:54)

Thành công của sự phối hợp nhóm (12/05/2011 09:43:13)

"TáỪổ hào ViáỪẬt Nam" - TáỪổ hào giành hai giáỨặi nháỨầt áỨặnh bÃắo chÃễ  (12/05/2011 09:37:37)