Thứ sáu, ngày 29/03/2024

Tin tức trong ngành

Từ hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng


(03/11/2020 14:53:02)

Các phóng viên Xuân Quý, Thanh Phong (Chi nhánh VNews tại Đà Nẵng) đội mưa tác nghiệp tại hiện trường vụ sạt lở đất Đoàn kinh tế quốc phòng 337, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, tháng 10/2020

Hiện trường có nguy cơ sạt lở tiếp, tất cả anh em cẩn thận, an toàn là trên hết”. Đó là mt trong hàng trăm tin nhn mà Phó giám đốc Nguyn Vit Dũng gửi cho nhóm phóng viên tăng cường từ Đà Nẵng ra Quảng Trị, trong buổi sáng 18/10. Cơ quan khu vực miền Trung-Tây nguyên đã có nhiều kinh nghiệm trong điều động phóng viên tăng cường tại các “điểm nóng” thiên tai, nhưng vụ sạt lở đất kinh hoàng giữa núi rừng biên giới tỉnh Quảng Trị lần này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đáng lo ngại.
 
Gian nan tiếp cận hiện trường
 
Khoảng 2 giờ sáng 18/10, Trưởng Cơ quan thường trú (CQTT) Quảng Trị Nguyễn Văn Lý nhận được thông báo của văn phòng UBND tỉnh về vụ sạt lở đất tại Đoàn kinh tế quốc phòng 337 khiến nhiều chiến sỹ bị vùi lấp. Nhận định vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, anh lập tức báo cáo về Ban giám đốc Cơ quan khu vc miền Trung-Tây Nguyên và thức cả đêm để bám sát tình hình diễn biến vụ việc.
 
Tại Đà Nẵng, Ban giám đốc quyết định điều động gấp đoàn phóng viên tăng cường đi Quảng Trị gồm: Thanh Phong, Vỹ Thi, Xuân Quý (Chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn) và tôi, đồng thời lập nhóm Zalo chung để phi hp, cp nht tình hình.
 
Sáng 18/10, phóng viên Thanh Thủy, CQTT Quảng Trị, theo đoàn công tác đầu tiên do Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng dẫn đầu, tới hiện trường vụ sạt lở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Là nữ phóng viên có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp trong điều kiện nguy hiểm nên Thanh Thủy nhanh chóng gửi về nhóm Zalo những bức ảnh, đoạn phim quý giá trên đường vào hiện trường. Nhờ sự nhanh nhẹn, năng động của Thanh Thủy, nên ngay khi B Quốc phòng chính thức thông tin về 22 chiến sỹ bị mất tích trong vụ sạt lở, TTXVN đã phát đủ ba loại hình thông tin về vụ việc nghiêm trọng này.
 
Nhóm phóng viên VNews theo sát đoàn công tác Bộ Quốc phòng, tại hiện trường vụ sạt lở đất Đoàn kinh tế quốc phòng 337, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, tháng 10/2020

Chuyến tác nghiệp lần này khó khăn ngoài sức tưởng tượng của Thanh Thủy, sóng điện thoại rất yếu nên gửi hình chậm, cộng thêm mưa gió, đường bị sạt lở, phải lội bộ qua bùn lầy. Dù đã th nhiu cách nhưng Thủy vẫn không thể tiếp cận được hiện trường. Nguy hiểm hơn, Thanh Thủy đã thoát nạn trong gang tấc khi một dòng lũ quét từ trên núi bất ngờ tràn xuống ngay trước mặt.
 
Trưa hôm đó, Thanh Thủy được lệnh rút về TP. Đông Hà tiếp tc theo dõi thông tin. Còn Trưởng CQTT Quảng Trị Nguyễn Văn Lý cùng đoàn phóng viên tăng cường đã lên tới xã Hướng Phùng. Tình cờ gặp nhau giữa núi rừng, Thanh Thủy dặn: “Các anh phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối không đi một mình. Sáng nay đã có mấy phóng viên gần như bị cuốn trôi, may mắn chạy lên được, đường vào rất nguy hiểm!”.
 
Từ điểm gặp nhau đó tới điểm đóng quân của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 dài khoảng 15km, với hàng chục điểm sạt lở. Bùn nhão và cây cối tràn xuống nhiều đoạn đường, xe cẩu, xe ủi liên tục dọn dẹp mới có thể thông xe. Chỉ còn cách hiện trường khoảng 3km, xe chúng tôi buộc phải dừng lại trước đoạn sạt lở. Một bên là vách núi với bùn đất, sỏi đá tiếp tục trôi xuống theo mưa. Một bên là vực sâu hun hút, “ngoạm” gần hết mặt đường, khiến lớp nhựa đường nhìn như một chiếc bánh đa bị bẻ đôi. Đây chính là khu vc mà đoàn của Thủy đi trước suýt bị lũ cuốn trôi.
 
Khoảng 1 giờ chiều 18/10, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trực tiếp có mặt tại hiện trường, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn. Sở chỉ huy tiền phương được gấp rút thành lập tại nhà sàn của người dân gần điểm sạt lở. Số lượng máy móc, nhân lực được huy động ngày càng đông. Chiều 18/10, các phóng viên TTXVN chia làm hai nhóm: một nhóm trực tại sở chỉ huy tiền phương để cập nhật ngay những thông tin, chỉ đạo nhanh của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và tỉnh Quảng Trị; một nhóm quay phim, chụp hình, phỏng vấn người dân, lực lượng cứu hộ và liên tục gửi ảnh, clip về qua Zalo.
 
Tại Đà Nẵng, Ban giám đốc đã c người trc thông tin, x lý các sn phm và liên tc phát v Tổng xã. Thời điểm này, các mạng di động đều không có sóng, chỉ còn Viettel nhưng sóng rất yếu. Dù vy, nhng thông tin đa phương tin vẫn liên tục được gửi về qua mạng di động để cập nhật diễn biến từng giờ, từng phút.
 
Trưởng CQTT tại Thừa Thiên Huế Đỗ Trưởng tại hiện trường nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, nơi sạt lở núi làm 17 công nhân mất tích

Sau một đêm nỗ lực của hàng trăm người, các điểm sạt lở đã được tạm thời khắc phục. Khi đường đã thông, sáng 19/10, nhóm phóng viên TTXVN đã đi b gn 5km để tiếp cn hin trường nơi đoàn 337 gặp nạn. Tuy nhiên, khu vực doanh trại quân đội này bị cấm tác nghiệp, nên phóng viên tiếp tục khai thác đề tài từ người dân xung quanh hiện trường, người thân của các chiến sỹ, lực lượng cứu hộ...
 
 Chạy tin giữa rừng núi
 
Ngay khi vụ việc xảy ra, hàng chục phóng viên các báo, đài bạn từ các tỉnh lân cận đã được tăng cường về xã Hướng Phùng, cộng với vài chục phóng viên đang thường trú tại Quảng Trị. Công tác thông tin rt hi h.
 
Là trưởng nhóm, nhà báo Nguyễn Văn Lý nắm các đầu mối thông tin quan trọng, cập nhật tin nóng mỗi khi tìm thấy thi thể các chiến sỹ và điều phối chung. Phóng viên Quốc Dũng được phân công chụp ảnh, ghi nhanh, viết bài về công tác tìm kiếm cứu nạn. Các phóng viên Thanh Phong, Xuân Quý, V Thi ghi hình, phng vn, dn hin trường để liên tc cp nht thông tin trong các bn tin đầu gi ca VNews. Không có sóng đin thoi, mi người t trin khai công vic được phân công và ch tp trung li vào cui ngày ti s ch huy tin phương.
 
Trong hai ngày tác nghiệp tại hiện trường, bữa ăn của đoàn khi thì là cơm hộp cùng lực lượng cứu hộ, khi thì ăn nhờ nhà đồng bào Vân Kiều, khi là nhng thi lương khô ca b đội... Tác nghip vùng núi mùa st l thì ba ăn không đáng quý bằng nguồn điện để sạc máy móc. Phóng viên phải cắm sạc nhờ máy phát điện của quân đội hoặc tự tìm những nhà dân có nguồn điện. Qun áo của chúng tôi luôn trong tình trạng sũng nước, bùn đất khắp người, chỉ có máy móc là được giữ khô ráo và sạch sẽ. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là những cơn mưa dai dẳng và ẩn họa sạt lở có thể đến bất cứ lúc nào trên toàn tuyến đường.
 
Trưởng CQTT Quảng Trị Nguyễn Văn Lý liên tục cập nhật thông tin tại sở chỉ huy tiền phương xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Tuy nhiều khó khăn, vất vả nhưng nhóm phóng viên TTXVN đã cùng nhau n lc, quyết tâm hoàn thành tt nht nhim v. Riêng Trưởng CQTT Quảng Trị Nguyễn Văn Lý đã thực hiện tới hơn 20 tin, bài, phóng sự ảnh. Tối 18/10, anh đã dự đoán trước việc tìm kiếm cứu nạn có thể hoàn thành trong ngày 19 và phân công tôi chun b sn tư liu cho bài toàn cnh v quá trình tìm kiếm để phát vào thi đim kết thúc chiến dch. Đến 15 gi 30 phút, chiều 19, lực lượng chức năng tìm thấy toàn bộ 22 thi thể chiến sỹ bị vùi lấp và chỉ sau đó nửa tiếng, bài viết “Nhìn lại toàn cảnh 40 giờ tìm kiếm cứu nạn” dài 1.600 ch vi đầy đủ thông tin được gi v Tng xã.
 
Suốt 40 giờ lực lượng chức năng chạy đua với thời gian để tìm kiếm 22 chiến sỹ, cũng là 40 giờ nhóm phóng viên hiện trường của TTXVN chạy đua đưa các thông tin, hình ảnh đến với công chúng. Tuy nhiều khó khăn, vất vả nhưng ai cũng tự hào vì được đóng góp công sức tuyên truyền về chiến dịch tìm kiếm căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm này.
 

Quốc Dũng - Phóng viên CQTT tại Đà Nẵng
Nội san Thông tấn số 10/2020