Thứ hai, ngày 11/11/2024

Sổ tay phóng viên

Ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính


(02/08/2017 15:25:28)


Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hành chính tại TTXVN đã đạt được một số kết quả nhất định. Thực hiện Đề án 112 Chính phủ (năm 2004), TTXVN đã xây dựng một hệ thống mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Qua đó, đã góp phần thay đổi lề lối làm việc của một bộ phận công chức, viên chức; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan. 

Từ năm 2012, việc thực hiện giao ban trực tuyến kết nối ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh không chỉ giúp công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo cơ quan nhanh chóng, kịp thời hơn, mà còn góp phần giảm chi phí, tiết kiệm thời gian. Hệ thống phần mềm quản lý nhân sự tập trung của ngành cho phép quản lý và phân cấp quản lý khoảng 2.000 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan. 

Việc xây dựng nền tảng công vụ nhà nước thời gian qua được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Ngày 14/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP với mục tiêu “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”. Ngày 04/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTg “Phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” để các đơn vị làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Tin học đã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng và đã xây dựng được một số sản phẩm như: Trang thông tin Điều hành tác nghiệp mới, trang thông tin Tuyển dụng và các công cụ hỗ trợ quản lý thí sinh dự thi; phần mềm Quản lý nghiệp vụ thường trực; phần mềm liên thông văn bản với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành còn thiếu đồng bộ, chưa liên kết chặt chẽ; nền tảng kỹ thuật chưa được nâng cấp, một số tính năng bị lỗi khó sử dụng hoặc không sử dụng được, nhất là phần mềm quản lý văn bản chưa có khả năng liên thông trong nội bộ và với các đơn vị ngoài TTXVN, chưa tích hợp được chữ ký số và chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật mới do Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước ban hành năm 2015. 

Cùng với đó, việc tin học hóa một số nghiệp vụ quản lý như: Bổ sung lý lịch, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; thi tuyển tiếng Anh, tin học và các nghiệp vụ quản lý tài sản… còn chưa được thực hiện. 

Nguyên nhân là do nguồn nhân lực về CNTT của Trung tâm Tin học những năm qua chưa được cải thiện, vẫn còn yếu và thiếu. Kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống CNTT về quản lý hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, gây chậm trễ trong việc đổi mới công nghệ. 

Một số chủ trương lớn về ứng dụng CNTT chậm triển khai, thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời và cụ thể từ Trung ương, dẫn đến lúng túng trong thực hiện, như: Triển khai kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản và điều hành; sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong cơ quan nhà nước, sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử… 

Để khắc phục tình trạng này và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng Chính phủ điện tử, TTXVN cần tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo CNTT của ngành; nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành và quản lý hành chính. 

Các đơn vị kết hợp chặt chẽ việc ứng dụng CNTT với Chương trình cải cách hành chính để tăng hiệu quả của ứng dụng CNTT, thực sự thúc đẩy cải cách hành chính. Đồng thời, chú trọng xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT; bảo đảm nguồn kinh phí cho việc ứng dụng và phát triển CNTT trong thực hiện công tác quản lý, điều hành và cải cách hành chính.

Việc xây dựng, phát triển các ứng dụng CNTT cần theo lộ trình, khung kiến trúc Chính phủ điện tử và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông. Từng bước xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý hành chính, chú trọng và ưu tiên xây dựng phần mềm Quản lý văn bản có khả năng liên thông và được tích hợp chữ ký số.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và kỹ năng ứng dụng CNTT cho công chức, viên chức; Xây dựng quy chế, quy định mang tính bắt buộc trong ứng dụng CNTT để giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có giải pháp thúc đẩy kịp thời việc ứng dụng CNTT trong các đơn vị. 
 

Theo Nội san thông tấn số 7/2017

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Thông tấn xã Việt Nam đứng thứ hai bảng xếp hạng về Chỉ số ICT 2016 (23/03/2017 08:49:11)

Quy tắc hoạt động và hướng dẫn biên tập của OANA (02/03/2017 10:31:41)

Giải đáp Pháp luật về luật hôn nhân và gia đình (số 15) (06/12/2016 14:32:20)

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 14) (06/12/2016 14:31:06)

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 13) (06/12/2016 14:29:56)

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 12) (06/12/2016 14:28:35)

Trang thông tin điều hành tác nghiệp TTXVN (05/12/2016 10:42:24)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 10) (03/11/2016 14:08:49)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 9) (03/11/2016 14:06:38)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 8) (21/10/2016 14:53:07)