Thứ năm, ngày 02/05/2024

Tìm hiểu báo chí

Yomiuri Shimbun nhật báo lớn nhất thế giới


(01/08/2008 11:01:55)

Trong nhiều năm qua, Kỷ lục Guinness thế giới đã công nhận Yomiuri Shimbun (Nhật Bản, thành lập năm 1874) là tờ nhật báo lớn nhất thế giới với số phát hành lên tới hơn 14 triệu bản/ngày. Đằng sau kỷ lục, bếp núc của "người khổng lồ" này còn nhiều điều không phải ai cũng biết.

            Những phóng viên của Yomiuri Shimbun - những người xuất hiện khắp nơi trên thế giới với những chiếc xe sang trọng có gắn lá cờ màu trắng đỏ- biểu tượng của tờ báo - thường "khoe" với các đồng nghiệp: "Nếu có một phóng viên nào trong chúng tôi "lỡ" chạy xe quá tốc độ, cảnh sát cũng sẽ không tuýt còi, ghi vé phạt. Thay vào đó, viên cảnh sát sẽ vui vẻ hô to: "Yomiurisan! Làm ơn đi chậm lại. Cảm ơn rất nhiều".

            Tham gia vào những chuyến công tác dài ngày hoặc khẩn cấp, các phóng viên sẽ được sử dụng một trong bốn chiếc trực thăng hoặc ba chiếc máy bay của tòa soạn. Tờ báo này còn làm chủ một đội bóng chày chuyên nghiệp nổi tiếng nhất Nhật Bản- đội bóng Yomiuri Giants, thành lập từ năm 1934 với mục đích ban đầu là để quảng cáo cho tờ báo; một công viên giải trí rộng 150 mẫu Anh (trong khi đất đai vốn là nguồn tài nguyên vô giá ở xứ sở Mặt trời mọc) với tên gọi Yomiuriland; một dàn nhạc giao hưởng dưới sự quản lý của hai nhạc sĩ tài ba Zubin Mehta và Mstislav Rostropovich; một triển lãm tranh thường niên giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các danh họa như Renoir và Van Gogh.

Công chúng Nhật đọc báo Yomiuri trên tàu điện. (Ảnh: Tư liệu).

            Yomiuri Shimbun không chỉ là tờ báo lớn nhất Nhật Bản. Đó còn là tờ báo lớn nhất thế giới. Số phát hành một ngày (cả báo ra sáng, báo chiều và khoảng 4 vạn bản bằng tiếng Anh) lên đến hơn 14 triệu bản, nhiều hơn tổng số lượng phát hành của 17 tờ báo ngày lớn nhất nước Mỹ. Yomiuri hoạt động rộng khắp với 436 phân xã, văn phòng đại diện tại Nhật Bản và 28 phân xã tại nước ngoài. Tờ báo có khoảng 3.100 phóng viên, nhiều gấp bốn lần tờ New York Times, để phục vụ cho việc xuất bản một tờ báo ngày từ 24 đến 32 trang với số lượng in khổng lồ tại nhiều địa phương.

            Theo Hiệp hội báo chí thế giới, một bí quyết tuyệt chiêu trong công tác phát hành của Yomiuri Shimbun là áp dụng biện pháp đưa báo đến tận nhà độc giả. Hiện nay, tờ báo đang kiểm soát 38% trong tổng số 34 triệu hộ gia đình Nhật Bản và hầu hết các hợp đồng phát thư báo hàng ngày. Hơn 60% số người mua báo dài hạn đặt mua cả báo sáng và báo chiều (với mức giá khoảng 11 đô la/tháng).

            Cùng với Yomiuri Shimbun, báo chí Nhật Bản còn 4 "gã khổng lồ" khác là Asahi Shimbun (số phát hành hơn 12 triệu bản/ngày); Mainichi Shimbun (5,6 triệu bản); Nihon Keizai Shimbun hay còn gọi là 'Nikkei' (hơn 4,6 triệu bản); Chunichi (4,5 triệu bản). Cả 5 tờ báo lớn nhất Nhật Bản này cũng là 5 tờ báo ngày có số phát hành lớn nhất thế giới.

            Mặc dù 119 triệu người Nhật Bản luôn bị coi là thèm khát ti vi, họ vẫn bỏ tiền ra mua 68 triệu bản của 125 tờ báo ngày trên toàn quốc. Điều này khiến họ trở thành những công chúng chịu chơi và chiều chuộng báo chí nhất trên thế giới.

20 tờ báo có số phát hành lớn nhất thế giới.

            Hầu hết các tờ báo này đều hướng tới mục tiêu cung cấp cho độc giả những thông tin xác thực, khách quan, hấp dẫn, đa dạng và bao trùm mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, trang nhất đặc thù của Yomiuri bao gồm những thông tin quan trọng cần định hướng công chúng Nhật Bản, những vấn đề liên quan đến quyền con người; đồng thời dành "đất" hợp lý cho các bài bình luận, xã luận, các trang tin thể thao, kinh tế và phụ nữ. Hàng ngày, Yomiuri bao trùm thông tin tội phạm trên toàn đất nước. Tuy nhiên, những bài báo này rất hiếm khi đề cập đến chuyện tình dục hoặc mô tả những cảnh dã man, gớm ghiếc.

            Các tờ báo lớn của Nhật Bản luôn độc lập với các nhân vật chính trị và quảng cáo. Chỉ 40% doanh thu của Yomiuri đến từ quảng cáo trong khi, ngược lại, các tờ báo lớn của Mỹ, doanh thu từ quảng cáo chiếm đến 70%. Phần lớn các nhà lãnh đạo, giới quản lý của Yomiuri đều đã từng là phóng viên, biên tập viên.

            Yomiuri cũng như các đối thủ của mình luôn cạnh tranh nhau để có được những tin sốt dẻo, trở thành những người nhanh chân, dám nghĩ dám làm trên xa lộ thông tin đang cuồn cuộn như vũ bão. Tuy nhiên, không phải không có những lúc các "đại gia" trong làng báo Nhật Bản cảm thấy ngượng ngùng. Năm 1974, hàng loạt các thông tin liên quan đến những tiêu cực về tài chính của Chính phủ và sau này cũng là nguyên nhân hạ bệ Thủ tướng Kakuei Tanaka lần đầu tiên được đăng trên tờ tạp chí Bungei Shunju. Trong khi đó, ba tờ báo lớn nhất Nhật Bản không thể nào moi được thông tin.

Phan Tam (Theo báo Time)
Theo Nội san Thông tấn, số 7/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Những kỷ lục thế giới về Báo chí (07/07/2008 09:51:32)

2007 năm có nhiều nhà báo bị thiệt mạng (07/07/2008 09:50:22)

Tác nghiệp của phóng viên ngoài nước trong các sự kiện ngoại giao (02/06/2008 09:58:19)

Sôi động giải Ảnh báo chí thế giới  (13/05/2008 11:01:07)

Blog trong cỳằ™c sỏằ‘ng hiỏằ‡n Ä‘ỏºĂi (09/01/2008 10:04:12)

Báo chí hiện đại và xu hướng "co" khổ báo (06/12/2007 16:11:58)

AFP Hãng thông tấn lâu đời nhất thế giới (06/11/2007 11:26:43)

Tân Hoa xã Mô hình sử dụng và bồi dưỡng phóng viên hiệu quả (09/10/2007 09:24:39)

Một số tiêu chí của ảnh báo chí (09/10/2007 09:16:24)

PA - một mô hình tập đoàn truyền thông hiện đại (05/09/2007 09:44:49)