Thứ ba, ngày 21/05/2024

Sổ tay phóng viên

Do đặc thù công việc, phóng viên Báo ảnh Việt Nam thường phải đi công tác dài ngày. Sau mỗi chuyến đi ấy, dù khó khăn hay thuận lợi đều đọng lại những kỷ niệm khó quên.

Gần 18 tháng sống ở Nhật Bản chưa phải là thời gian dài trong cuộc đời làm báo, nhưng nó đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và giúp tôi vững vàng hơn. Tuy nhiên, một chặng đường dài vẫn còn ở phía trước. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm việc để xứng đáng với niềm tin mà TTXVN đã trao cho thế hệ trẻ chúng tôi.

Mới đây mà đã thấm thoắt gần 10 năm kể từ khi tôi chập chững bước chân vào đại gia đình Thông tấn. Làm việc ở cơ quan thông tin truyền thông quốc gia là điều không chỉ riêng tôi mà còn biết bao sinh viên báo chí đang ngồi trên giảng đường đại học thầm mơ ước. "Số" tôi thật may, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được tuyển dụng vào ngành, chính thức là "con nhà" TTXVN.

Cơn đại hồng thủy hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2009 hoành hành ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng đã xác lập nhiều "kỷ lục" về sự giận dữ của thiên nhiên: Kỷ lục về cường độ lũ và sức tàn phá trên diện rộng; kỷ lục thiệt hại về tài sản và con người; kỷ lục về sự cô lập nhiều địa phương trong nhiều ngày liền do mưa lũ làm tắc đường, sạt lở núi; kỷ lục về sự gồng mình chống lũ của nhân dân, chính quyền địa phương và kỷ lục về... cước phí điện thoại của phóng viên phân xã.

Anh em báo, đài địa phương nhìn vào phóng viên (PV) TTXVN thường trú tại tỉnh có vẻ như "ganh tỵ" và thường nói mình "sướng" hơn họ. Điều đó có vẻ đúng. Họ ganh tỵ cũng phải, bởi PV phân xã có địa bàn hoạt động rộng, không phải phân chia theo mảng, theo tuyến như cơ quan báo chí đông phóng viên. Hơn nữa, "cái mác" nhà báo TTXVN cũng dễ tiếp cận thông tin hơn so với phóng viên của nhiều cơ quan báo chí khác...

Hơn mười năm qua, ngày nào cũng vậy, ông Nguyễn Văn Hiển (62 tuổi), dân tộc Tày, bản Thâm Luông, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) mỗi lần mang cơm cho đứa con đẻ của mình là Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi) lại rơi nước mắt. Bởi lẽ anh Hùng bị nhiễm chất độc màu da cam nay đã hoá như "con thú dữ" phải nhốt trong chiếc cũi gỗ rộng chừng 5m2.

Phân cảnh kỹ thuật là biến một kịch bản văn học - ý tưởng - đề tài thành một kịch bản phân cảnh để cụ thể hóa ý tưởng- đề tài đó. Cụ thể hơn, ta có thể thực hiện theo từng bước như sau: Từ kịch bản văn học - ý tưởng - đề tài đến đề cương hình ảnh đến phân cảnh kỹ thuật.

Phương Hoa là phóng viên nữ duy nhất trong đoàn công tác ra thăm và chúc Tết Canh Dần cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Chuyến đi đọng lại trong chị nhiều kỉ niệm. Nội san Thông tấn xin lược trích một vài đoạn trong nhật ký hải trình ra đảo xa của chị.

Ngày 5/3/1974, nhận lệnh điều động của lãnh đạo TTXGP, tôi cùng hai phóng viên ảnh Phạm Độ và Nguyễn Văn Thiều hăng hái lên đường về chiến trường Bến Tre, quê hương "đồng khởi".

Vượt Trường Sơn vào Nam