Chủ nhật, ngày 28/04/2024

Sổ tay phóng viên

Đợt công tác "nhớ đời"


(30/12/2013 09:51:26)

"Neo" mÃểnh thẳồáỪŨng trÃỨ áỪỲ ẢỒiáỪẬn BiÃến táỪề thÃắng 7/2009, tháỨầm thoáỨốt tÃƠi ẢỔÃặ gáỨốn bÃỠ váỪỈi máỨặnh ẢỔáỨầt cáỪổc TÃằy TáỪỚ quáỪỔc gáỨận 5 nẢẶm. ẢỒÃỠ là khoáỨặng tháỪŨi gian chẳồa dài váỪỈi ẢỔáỪŨi phÃỠng viÃến, nhẳồng cĂẹng ẢỔáỪậ ẢỔáỪẶ ẢỔong ẢỔáỨậy káỪở niáỪẬm váỪẮ nháỪống chuyáỨƯn ẢỔi. MáỪỞi máỪỎt chuyáỨƯn cÃƠng tÃắc là máỪỎt tráỨặi nghiáỪẬm tháỪổc sáỪổ lÃơ thÃỨ, báỪỚ Ãễch; nhẳồng cÃỠ tháỪẶ nÃỠi, váỪỈi tÃƠi, ẢỔÃắng nháỪỈ nháỨầt là chuyáỨƯn ẢỔiáỪẮu tra tháỪổc tráỨắng ráỪềng áỪỲ xÃặ HuáỪỚi SÃỠ, huyáỪẬn TáỪậa ChÃỰa vào cuáỪỔi thÃắng 12/2012.

Để có được những hình ảnh về cánh rừng già bị tàn phá, phóng viên không được ngại chốn "thâm sơn cùng cốc"

Đợt ấy, tôi và đồng nghiệp báo Điện Biên Phủ đã phải ba lần liên tục về cơ sở, mỗi lần đi mất một ngày và lần nào cũng xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ lúc 4 giờ sáng- thời điểm mà mọi người vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Nhiều người hỏi: "Tại sao phải khổ sở xuất hành vào thời điểm ấy?". Xin thưa, vì nơi chúng tôi đến cách trung tâm tỉnh lỵ Điện Biên gần 220km. Chúng tôi phải căn thời gian để có mặt tại cơ sở đúng lúc, đủ thời gian mà "vẫy vùng".

 

Quá tam ba bận

Chuẩn bị kỹ đến thế, nhưng vụ điều tra này chỉ kết thúc khi chúng tôi "quá tam ba bận" về địa bàn. Hai lần trước, tuy đã dành rất nhiều thời gian để điều tra, tìm manh mối của việc rừng dọc lòng hồ sông Đà bị "moi ruột" nhưng chúng tôi không phát hiện được bằng chứng. Mỗi lần đi, chúng tôi cũng có được một vài đề tài hay để làm "lương khô" "chạy" định mức, nhưng việc đề tài chính chưa thực hiện được khiến chúng tôi bứt rứt không yên.

Lần thứ ba, sau khi hội ý, chúng tôi quyết định tiếp cận con đường từ trung tâm xã Huổi Só đến bản Huổi Lóng - nơi có bến thuyền giáp ranh giữa ba tỉnh Tủa Chùa (Điện Biên), Quỳnh Nhai (Sơn La) và Sìn Hồ (Lai Châu), vào lúc nhá nhem tối, khác với hai lần khảo sát trước. Và nhờ thế, chúng tôi đã tìm ra được những manh mối đầu tiên về tình trạng rừng ở đây bị tàn phá với mức độ đáng báo động. Anh em chúng tôi đã quay được những hình ảnh sinh động về "bến gỗ Huổi Lóng"- nơi tập kết gỗ của lâm tặc sau khi vận chuyển về bằng đường thủy.

Không thể phủ nhận, khi lòng hồ sông Đà tích nước, người dân xã Huổi Só sống bên sông được hưởng nguồn lợi thủy sản, giá trị nông sản cũng được nâng cao nhờ giao thông đường thủy đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hệ lụy cũng kéo theo khi tuyến giao thông thủy, bến bãi dọc sông Đà bị lợi dụng để lưu chuyển, tập kết rồi xuất gỗ khai thác trái phép, làm nạn "rút ruột rừng" ở xã Huổi Só càng trầm trọng, khiến cơ quan chức năng đau đầu hơn.

Nhằm qua mắt cơ quan chức năng, lâm tặc chỉ vận chuyển gỗ ra khỏi địa bàn vào một thời điểm nhất định - cuối giờ chiều mỗi ngày - theo hình thức cuốn gói. Gỗ tập kết đến đâu, đội quân xe dã chiến có mặt để chuyển đi đến đó, không để hàng tồn (đó là lý do những lần đầu về cơ sở, chúng tôi không tìm ra manh mối về vụ việc).

Bữa ăn trưa trên đường tác nghiệp của phóng viên Cơ quan thường trú miền núi

Thử thách với sông Đà

Để có những hình ảnh đa diện, tổng thể về tình trạng phá rừng ở dọc các bản tái định cư Huổi Lóng, Thôn 1, Pê Răng Ky thuộc dự án Di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, chúng tôi đã phải trải qua những giờ phút thử thách với "thủy thần" nơi lòng hồ sông Đà. Chả là, sau khi tác nghiệp trên bờ, chúng tôi đã quyết định phải ghi thêm được những hình ảnh đắt giá về việc gỗ rừng được vận chuyển bằng thuyền máy trên lòng hồ sông Đà trước lúc tập kết tại bến thuyền Huổi Lóng. Nhằm tránh bị phát hiện, nhóm PV chúng tôi đã phải cải dạng thành "ngư dân", tự tay chèo thuyền gỗ gần 10km dọc lòng hồ sông Đà từ bến thuyền Thôn 1 xuôi qua các bản Pê Răng Ky, Huổi Lóng đến bến thuyền Huổi Lóng. Mọi trang thiết bị, máy móc chúng tôi đều cẩn thận ngụy trang, giấu kín trong những chiếc áo mưa... Người đồng hành với tôi - PV Vũ Tất Lợi của báo Điện Biên Phủ, có nhiệm vụ chính là quay hình, chụp ảnh. Còn tôi, vốn xuất thân từ một vùng quê biển (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), quen với sông nước từ nhỏ nên đảm nhận chức năng "người lái đò", vừa chèo lái, điều khiển con thuyền đuôi én ra giữa dòng sông, nơi những chiếc thuyền máy đang chở gỗ lậu đổ về một hướng. Tôi cũng tìm những góc quay tốt nhất để tranh thủ bấm máy. Kết quả là chúng tôi ghi lại được hình ảnh những chuyếc thuyền máy chạy với vận tốc phi mã chở gỗ về tập kết tại bến thuyền trong một buổi chiều muộn.

Mỗi một chuyến đi thực tế Huổi Só, tính cả đi lẫn về, tôi và đồng nghiệp báo Điện Biên Phủ phải vượt trên 430 km bằng xe máy. Tổng cộng, ba lần về cơ sở điều tra, thu nhập thông tin, chúng tôi đã chạy xe máy gần 1.300 km. Hoàn thành bài viết, Vũ Tất Lợi nói với tôi: "Anh ạ, nhuận bút chắc không đủ tiền xăng xe, không kể đến sự vất vả của anh em mình. Nhưng em vui vì đã làm được một việc đáng làm, cần làm. Em càng hiểu nghề và thấy yêu nghề hơn...".

Có một chi tiết mà tôi không hề lường trước được, sau này đồng nghiệp nói ra tôi mới biết, đó là Vũ Tất Lợi không hề biết bơi, dù chỉ là vài mét đường sông Lợi cũng không vượt qua được. Trên con thuyền đuôi én (chúng tôi khó khăn lắm mới mượn được của một người đàn ông dân tộc Dao) trong chuyến tác nghiệp lần ấy, ngoài hai nhân mạng (tôi và đồng nghiệp), còn có nhiều thiết bị, máy móc: 1 máy ảnh, 4 máy quay (2 máy quay chính và 2 máy quay mini ngụy trang cúc áo), 1 laptop, trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Nghĩ thật hú vía!

Sau này, "trà dư tửu hậu" tại quán cóc ven đường, nhắc lại chuyến đi, hỏi bạn nghề Vũ Tất Lợi: "Em không biết bơi, sao không cho anh biết mà vẫn "liều mạng" thực hiện hành trình xuôi lòng hồ sông Đà?" thì Lợi cười: "Thật sự khi ấy, trong đầu em chỉ có ý nghĩ phải quay được những hình ảnh đắt giá cho phóng sự. Thấy anh hăng quá, đâm ra em quên mình là kẻ không biết bơi. Chỉ đến khi xong việc, lúc sóng nước sông Đà về chiều nổi mạnh, thuyền tròng trành em mới thấy chợn rợn, sợ...".

 

Với bản thân tôi, ba chuyến đi về Huổi Só để phản ánh tình trạng rừng dọc lòng hồ thủy điện Sơn La bị tàn phá đã đem lại kết quả mỹ mãn: Một bài viết được Ban tin cho điểm cao "ngút mắt" 180 điểm và hai phóng sự truyền hình (một phản ánh về tình trạng phá rừng, một nữa về nguy cơ tai nạn lòng hồ sông Đà). Chắc rằng, quá trình biên tập bài viết phản ánh thực trạng rừng ở Huổi Só bị tàn phá, các anh chị ở Ban biên tập tin Trong nước cũng cảm thông với nỗi vất vả, khó nhọc mà PV phải trải qua. Sự thấu hiểu và khích lệ của ngành đã động viện tôi cũng như anh em PV trẻ miền núi "có gan" dấn thân vào những vùng đất xa xôi, những chuyến đi vất vả nhưng lại là môi trường "thử lửa" đối với PV trẻ thường trú. 

Ảnh trong bài do tác giả cung cấp
Theo Nội san Thông tấn, số 12/2013