Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Từ thực tiễn công việc, tôi rút được bài học nghiệp vụ: Cần phải nắm rõ đặc thù của địa phương mình công tác. Nếu phóng viên thể hiện rõ nét đặc thù của địa phương trong sản phẩm thông tin, thì chất lượng tin bài sẽ cao hơn, tin không đạt yêu cầu, bị bỏ, không được sử dụng sẽ giảm đáng kể.

Phóng sự ảnh "Gian nan con chữ nơi xa" ra đời, là một trong những sản phẩm đáng nhớ trong chuyến đi công tác miền núi đầu tiên của tôi. "Thân gái" một mình khoác ba lô lang thang vào những bản làng vùng sâu vùng xa, nơi người già hầu như không biết câu tiếng Kinh nào, nơi trẻ con hiếm biết vị ngọt của cái kẹo.

Các tác giả của hai chùm bài "Thảm họa La Pán Tẩn: Cân quặng, mạng người" (báo điện tử Vietnamplus) và "Gian nan con chữ nơi xa" (Ban Biên tập Ảnh) - đề cử Giải báo chí TTXVN 2012, kể về thời gian vất vả nhưng đáng nhớ khi thực hiện những tác phẩm báo chí này.

Những tưởng chỉ có chiến trường mới là địa bàn hoạt động cực kỳ nguy hiểm đối với nhà báo, nhưng thực tế, có rất nhiều phóng viên (PV) đã phải bỏ mạng khi họ đang tác nghiệp tại những nơi không phải là điểm nóng về chiến sự. Họ không chết bởi tên rơi, đạn lạc, mà họ chết bởi những âm mưu của những thế lực đen tối. Ủy ban bảo vệ PV (CPJ) mới đây đã đưa ra một bản báo cáo đánh giá về tình trạng bạo lực nhằm vào báo chí.

Bức ảnh lột tả đến tận cùng sự phẫn nộ và nỗi đau đớn trong đám tang hai em nhỏ Palestine bị thiệt mạng trong một vụ không kích của Israel tại Dải Gaza đã giành giải "Bức ảnh của năm" (World Press Photo of the Year)- giải cao nhất của Giải Ảnh báo chí thế giới năm 2012.

Có 6 chuẩn mực trong bố cục ảnh để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán, rất cần tới sự vận dụng linh hoạt. Các tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc trong hiện thực cuộc sống những yếu tố xây dựng nên bức ảnh, tìm phương pháp hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Nhà báo không biên giới, 2012 là năm có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất trong lịch sử. Toàn thế giới có tổng cộng 135 người làm việc trong lĩnh vực báo chí bị thiệt mạng. Ngoài ra, còn có 879 nhà báo bị bắt giam, 38 nhà báo bị bắt cóc, 73 nhà báo phải sống lưu vong ở nước ngoài và 1993 nhà báo bị tấn công hoặc đe dọa.

Bỳằ•i Ä‘ỏºĐu làm truýằn hÃơnh, anh chỏằ‹ em PhÃÂn xÃÊ Kuala Lumpur (Malaysia) có nhiỏằu kỏằã niỏằ‡m vỏằ›i chiỏº¿c mÃĂy quay du lỏằ‹ch Sony Handycam HDR-SR12.

1.Báo chí ở Việt Nam là một sản phẩm Âu hóa, song báo Tết lại là một "đặc sản" của báo chí Việt Nam mà hầu như cho đến nay chưa thấy xuất hiện thêm ở nước nào. Báo Tết cũng giống như cỗ Tết, chỉ khác, là cỗ tinh thần.

Những ngày lạnh ở Hà Nội mùa này lại làm tôi nhớ về cái lạnh cắt da cắt thịt ở Davos, Thụy Sỹ. Hai lần (tháng 1/2007 và tháng 1/2010) được tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF, tổ chức hàng năm tại Davos), tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên.