Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Bước vào Đông Xuân 1964-1965, Ban Tuyên huấn Khu V giao về Phân xã một cán bộ có trình độ văn hóa khá và có bí danh là Hương, đề nghị đào tạo thành phóng viên. Vì nguyên tắc bí mật hồi đó, tôi là Trưởng phân xã cũng không thể biết gì hơn về anh Hương, chỉ mừng vì thấy anh có nhiệt tình công tác và tiếp thu nghiệp vụ khá nhanh. Đến tháng 10/1965, trong khi đi lấy tài liệu ở vùng Bắc Quảng Nam, anh Hương đã hy sinh.

Đã 36 năm, tôi vẫn giữ tấm ảnh chụp chung 4 anh em tại căn cứ Thông tấn giải phóng ở chiến khu D năm 1970 gồm: Nguyễn Đoan Ngọ (người mặc áo trắng trong bức ảnh), Nguyễn Xuân Lấn, Trần Kim Khanh và tôi. Hai năm sau, anh Ngọ hy sinh trong một chuyến công tác về địch hậu khi vượt đường số 13, phía bắc Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Đồng chí Hoàng Tuấn (Nguyễn Văn Minh) (1917 - 1989) - Quê quán: Khê Thượng, Bất Bạt, Hà Tây (nay là thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). - Từ năm 1947 - 1953: Phó Giám đốc Nha Thông tin, Giám đốc VNTTX. - Từ 1953 - 1962: Giám đốc VNTTX - Từ năm 1962 - 1966: Tổng biên tập VNTTX.

- Ngày 16/10/1996, thành lập Ban Tư liệu. - Ngày 6/10/1998, thành lập Trung tâm Dữ kiện - Tư liệu trên cơ sở Ban Tư liệu. - Ngày 5/9/1998, xuất bản số đầu tiên Bản tin Thông tin Tư liệu.

Trong số hàng trăm liệt sỹ của Thông tấn xã Việt Nam, bác sỹ, liệt sỹ Huỳnh Ngọc Băng là một trong nhiều trường hợp hy sinh đến nay vẫn chưa tìm được mộ phần. Niềm tự hào và thương nhớ về một người đồng đội, người bạn đời đã trào dâng đầy xúc động qua lời kể của cô Nguyễn Thị Kim Hoàng tại một căn gác nhỏ ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà báo Liệt sỹ Lê Văn Vũ sinh ngày 28/8/1947 ở ấp Mới, xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm 1964, mẹ Nguyễn Thị Chiều tiễn con vào hậu cứ cách mạng trên đất Campuchia. Bà không thể ngờ rằng, lần chia tay ấy là lần cuối cùng bà nhìn thấy bóng con. Khi chúng tôi đến thăm hỏi về Liệt sỹ Lê Văn Vũ, mẹ Nguyễn Thị Chiều, nay đã ngoài 80 tuổi, xúc động không trả lời được, hai tay cứ lau dòng nước mắt lăn ướt đầy trên hai gò má.

Liệt sỹ Trần Văn Ngãi sinh ngày 16/8/1916 tại quê ngoại ở ấp 7, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An và lớn lên tại quê nội xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước. Ông cố của liệt sỹ Trần Văn Ngãi là một nghĩa quân chiến đấu và hy sinh dưới ngọn cờ kháng Pháp của Nghĩa sỹ Cần Giuộc.

Nhà báo - Liệt sỹ Võ Văn Quy sinh ngày 1/2/1942 tại xã Viết Thuận, huyện An Hòa (nay là huyện Bình Đại), tỉnh Bến Tre. Ngay từ nhỏ, anh đã được cha là đồng chí Võ Văn Lân, bí danh Mười Thiện và mẹ là Bùi Thị Đào cũng là cán bộ hoạt động tại địa phương hướng dẫn hoạt động cách mạng.

(Trích bài phát biểu của đồng chí Trần Mai Hưởng, Phó Tổng Giám đốc TTXVN kiêm Tổng biên tập Báo Việt Nam News tại Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Việt Nam News ra số đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất).

Được quyết định thành lập ngày 2/7/2001, tính đến hôm nay, Nhà xuất bản Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam vừa trong 5 tuổi. Năm tuổi, so với một đời người, là bước đi chập chững đầu tiên. So với lịch sử phát triển xuất bản, NXB Thông tấn là đơn vị thứ 45 của làng xuất bản Việt Nam, tính về nhiều phương diện, quãng thời gian ấy càng ngắn, càng biết mình phải vượt qua nhiều thử thách trong sự khởi nghiệp.