Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Sổ tay phóng viên

"23 ngày tÃƠi ẢẶn, ngáỪậ cÃỰng BáỨặn VáỨơ"


(02/06/2008 08:56:57)

Bản Vẽ (xã Yên Na, huyện miền núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An), nơi có công trình thủy điện lớn nhất khu vực phía Bắc, cách thành phố Vinh trên 200 km. Đây là vùng núi cao hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn. Ngày 15/12/2007, tại đây xảy ra vụ tai nạn lở núi, làm chết một lúc 18 cán bộ, công nhân khai thác đá. Đây là vụ tai nạn lao động có số lượng người thiệt mạng lớn thứ hai sau vụ tai nạn tại cầu Cần Thơ và là vụ tai nạn lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại Nghệ An.

Tôi còn nhớ hôm đó, sau khi dự một lớp tập huấn nghiệp vụ ở Tổng xã, thứ Bảy, ngày 15/12/2007, khi đang ngồi trên ô tô khách từ Hà Nội trở về Nghệ An, tôi nhận được điện thoại của đồng chí Trưởng Phòng Quản lý Phân xã trong nước cho biết ở Nghệ An vừa xảy ra vụ sập mỏ đá, Phòng chưa liên lạc được với Phân xã Nghệ An do đồng chí Trưởng phân xã đang nằm điều trị tại bệnh viện. Nhận được điện thoại, mặc dù trên ô tô khách đông người, rất bất tiện nhưng với ý thức của một phóng viên trước sự kiện đột xuất xảy ra trên địa bàn, tôi đã liên lạc ngay với các đầu mối để nắm thông tin. Sau khi củng cố thêm thông tin, tôi làm ngay một tin ban đầu đọc qua điện thoại ra Tổng xã.

Cuối buổi chiều xe mới về tới Nghệ An, tôi chưa về nhà riêng mà vội vàng bắt xe lai (xe ôm) đến ngay trụ sở Phân xã. Tôi báo cáo sự việc qua điện thoại với đồng chí Trưởng phân xã. Sau đó, lập tức liên hệ với các đồng chí có trách nhiệm ở địa phương để nắm thêm thông tin và tiếp tục chuyển tin thứ hai ra Tổng xã. Lúc này, trời đã tối, không còn chuyến ô tô khách nào chạy từ Vinh lên Bản Vẽ. Vì vậy cho dù có muốn tôi cũng không thể lên được hiện trường vụ tai nạn ngay trong đêm hôm đó.

4 giờ sáng hôm sau, tôi tự lái xe ô tô mà Phân xã mượn được cùng anh Lan Xuân - phóng viên ảnh lên Bản Vẽ. Tại đây, chúng tôi đã nỗ lực tiếp cận hiện trường chụp ảnh, viết tin bài. Do ô tô mượn, không thể lạm dụng nhiều và để thuận lợi hơn cho phóng viên ảnh truyền ảnh ra Tổng xã, chúng tôi quyết định trở ra thị trấn huyện Tương Dương (cách Bản Vẽ 25 km đường rừng) để truyền ảnh, sau đó quay về thành phố Vinh.

Ngày hôm sau, tôi ra bến xe bắt ô tô khách để lên Bản Vẽ, bám trụ tại hiện trường. Lúc này, tại Bản Vẽ hoạt động tác nghiệp của phóng viên trở nên khó khăn hơn do phần lớn cán bộ, công nhân đang tập trung cao nhất cho công tác cứu nạn nên tìm gặp các đồng chí có trách nhiệm rất khó. Hơn nữa, tai nạn xảy ra tuy rất thương tâm và là tổn thất lớn nhưng cũng là vấn đề nhạy cảm, những người có trách nhiệm không muốn phát biểu ngay quan điểm của mình với báo chí. Tại Bản Vẽ do không có bất cứ nhà nghỉ nào, để có nơi ăn, nghỉ phục vụ tác nghiệp dài ngày nên tôi chỉ có cách buộc phải ra thị trấn huyện Tương Dương hoặc xin nghỉ tại các khu tập thể của công nhân đang thi công trên công trường. Với mong muốn có được những tin bài phản ánh những mất mát, đau thương, mong mỏi của các gia đình; sự lao động quên mình, không kể ngày đêm của lực lượng cứu nạn cứu hộ, cùng sự quan tâm, chia sẻ của đồng bào cả nước, tôi quyết định vào một khu tập thể xin nghỉ đêm, chấp nhận nằm chung giường với một công nhân, còn ban ngày ăn uống, đi lại tự túc. Tại Bản Vẽ lúc này, ngoài đội ngũ phóng viên các cơ quan báo chí có văn phòng tại Nghệ An còn có rất đông phóng viên các báo, đài đến từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Có cơ quan báo chí đã điều hẳn ô tô từ Hà Nội vào hoặc có cơ chế cho phóng viên thuê ô tô đi lại dài ngày để dễ dàng tác nghiệp. Riêng tôi đi lại chủ yếu là xe lai, khi không bắt được xe thì phải đi bộ. Cạnh tranh thông tin trong hoàn cảnh như vậy là điều không đơn giản.

Trong thời gian đưa tin về sự kiện Bản Vẽ, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các đơn vị thông tin, đơn vị kỹ thuật ngoài Tổng xã. Đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc cũng điện thoại động viên, thăm hỏi và chỉ đạo thông tin. Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời đó, cộng với nỗ lực của bản thân, trong thời gian 23 ngày (từ 15/12/2007 đến 07/01/2008), tôi đã viết và phát về Tổng xã được 36 tin, bài. Theo thống kê của Trung tâm Kỹ thuật, hầu hết các tin bài có hệ số truy cập cao và đều được các báo, đài sử dụng; trong đó có 13 tin, bài có hệ số truy cập từ 15 đến 34 lần. Với thành tích này, tôi đã được Tổng Giám đốc quyết định tặng Bằng khen. Tôi coi đây là nguồn động viên rất lớn mà Ban lãnh đạo cơ quan, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng dành cho bản thân. Tôi hứa sẽ cố gắng phấn đấu bám sát tình hình địa phương, đưa được nhiều thông tin thời sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ phóng viên thường trú của TTXVN.

Nguyễn Văn Nhật
Phóng viên phân xã Nghệ An
Theo Nội san Thông tấn, số 5/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Đối tượng và tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn (13/05/2008 11:05:43)

Làm việc lâu trước máy vi tính dẫn đến tăng nhãn áp (13/05/2008 11:04:27)

Truyền thông hợp nhất cuộc cách mạng mới trong công nghệ thông tin (13/05/2008 11:03:26)

Phóng viên thường trú ngoài nước - 5 yếu tố cần thiết (13/05/2008 11:02:24)

45 ngày tôi "thử sức" ở Lào Cai  (13/05/2008 10:52:43)

Bình minh trên Si Ma Cai (13/05/2008 10:51:38)

Đà Nẵng Những ngày khói lửa  (13/05/2008 10:49:27)

Một vài thông số cần biết khi lựa chọn máy ảnh số (14/04/2008 15:51:44)

Chính sách tinh giản biên chế (14/04/2008 15:50:01)

Tôi đi tác nghiệp ở Trường Sa (14/04/2008 15:44:36)