Thứ sáu, ngày 10/05/2024

Sổ tay phóng viên

Chuyện mình, chuyện người ở xứ người

Cảm xúc đầu


(07/02/2013 09:55:59)

"MÃỰa xuÃằn, mÃỰa xuÃằn, máỪỎt mÃỰa xuÃằn nho nháỪỐ...". CÃằu hÃắt cáỪẹ ngÃằn nga máỪỞi ẢỔáỪỎ nẢẶm háỨƯt táỨƯt ẢỔáỨƯn, tháỨễt cÃỠ sáỪẹc lay ẢỔáỪỎng lÃỗng ngẳồáỪŨi. TáỨƯt QuÃơ TáỪộ ẢỔÃặ ẢỔáỨƯn, máỪỎt mÃỰa xuÃằn náỪốa láỨắi váỪẮ, làm tẳồẳắi máỪỈi ẢỔáỨầt tráỪŨi, tẳồẳắi vui con ngẳồáỪŨi. Trong tiáỨƯt xuÃằn sang, hÃặy cÃỰng láỨống nghe "tiáỨƯng lÃỗng" cáỪậa máỪỎt sáỪỔ thành viÃến trong "ẢỔáỨắi gia ẢỔÃểnh" ThÃƠng táỨần.

Tác giả bên cầu Cổng vàng, một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới, là biểu tượng của thành phố San Francisco, và bang California, Mỹ

Hóa ra tự do quá cũng chưa hẳn đã thích. Chả là Nội san Thông tấn đặt tôi viết bài cho số Tết, nhưng không cho chủ đề, bảo tự do chọn, quả là làm khó nhau! Vẫn biết, viết cho Nội san, nên bàn chuyện nghề, song e sẽ đánh trống qua cửa nhà sấm, mà sấm bây giờ lại nhiều quá. Thêm nữa, đây lại là số báo Xuân, đành "cậy thế" hay đi phân xã nước ngoài, xin nhặt mấy chuyện mắt thấy tai nghe vui vui về mình, về người để hầu các đồng nghiệp lúc trà dư tửu hậu dịp Tết đến Xuân về này.

Có ai đấy đã nói ước gì khi nào chúng ta đi nước ngoài cũng... nhẹ tênh như mấy "tay" mắt xanh, mũi lõ kia. Từ khi nghe thế đến giờ, quá đủ để một cháu bé ra đời, rồi làm bố trẻ con, song xem ra ước mơ ấy vẫn chỉ là... mơ, vì chừng ấy năm, với biết bao lần tôi ra sân bay, từ to đùng như JFK ở Mỹ, đến bé tẹo như Đamát ở Xyri, đón cả khách trong nước sang, lẫn người mình từ các nước khác đến, nhưng hầu như ai cũng lỉnh kỉnh những thùng bê tông, túi vải, cái vuông, cái dẹt, chằng ngang buộc dọc, chẳng giống ai, thế mà có lần vẫn bị lòi những gói... mì tôm, bột gia vị ra ngoài. Ngại!

Rồi lại thấy một chị bảo hình như "quân ta" khi ra nước ngoài ai cũng, và lúc nào cũng... man mác buồn, chẳng mấy khi "cười hết cỡ" ngay cả lúc đã có nhà to, tiền sẵn. Với thời chúng tôi đi học nước ngoài, còn thông cảm được, vì lúc ấy đang chiến tranh, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, ai mà vui được. Sinh viên được Bộ Tài chính cho, còn cán bộ đi công tác thì mượn chiếc valy cùng vài bộ quần áo, ai may được cái mới, còn rặt đồ cũ. Thế nhưng, bây giờ, mọi cái đã khác lắm rồi, cuộc sống yên bình hơn hẳn, tiền bạc cũng khá rủng rỉnh, thế nhưng vẫn chưa thấy mấy ai thật thoải mái, cười mất phần người khác cả. Ngay một Việt kiều mà tôi mới gặp, là chủ quán phở rất đông khách đến mức luôn phải xếp hàng rồng rắn ở Philadelphia (Mỹ), trong khi các quán cạnh, cũng là "Hà Nội", "Nam Định" hay "Gia truyền" cả đấy, và cũng đủ cả, từ tái gầu đến sốt vang, nhưng... vắng teo. Lẽ ra ông ta phải rất vui mới phải, nhưng vẫn buồn buồn thế nào ấy, và theo ông, chả cứ ở trong hay ngoài, đấy đã là tính cách của "người mình" rồi. Mà đúng thật, trên đất Mỹ này, tôi cũng kịp gặp không ít người Việt, từ cán bộ công chức, đến sinh viên học sinh, hay bà con Việt kiều, nhiều người trong số họ có vị trí xã hội, cuộc sống riêng tư, gia đình, bố mẹ, con cái, v.v khả dĩ đến mức dân "mũi lõ, mắt xanh" có mà... mơ, nhưng lúc nào cũng cứ căng thẳng thế nào ấy, kiểu như đang...họp. Chán!

Thấy Reuters bảo thời gạo châu củi quế này dân Âu-Mỹ quay sang học người Á mình về cách chi tiêu dè sẻn chứ không dám bóc ngắn cắn dài nữa. Đến Mỹ, thấy đúng thế. Nhìn dân bản xứ "to đùng to đoàng" đứng chọn từng con tôm, cộng rau, đến miếng dưa hấu, hoặc lật lại, lật đi tấm áo cho con trẻ chỉ đáng dăm bẩy đôla mà mặc cả từ... mặt đất lên, tôi thấy bây giờ sao họ lại giống "quân ta" đến vậy. Chứ theo những gì tôi đã biết, người Mỹ xưa khác lắm, mua sắm ào ào, dùng không hết... bỏ, xe hơi chạy vài năm... thay, vừa ra trường cũng sắm xe, sắp quy tiên cũng mua thêm một cái nữa để... vui tuổi già. Thế nhưng, bây giờ họ không thế nữa, ai cũng tằn tiện, tính tính toán toán, giữ bo bo thẻ tín dụng, bí lắm mới "quẹt" một cái, tiếc mấy ngày. Nhớ họ một thời oai phong lẫm liệt là thế, nay vướng bão nọ, gió kia, mặt mũi ỉu xìu, tiền giữ khư khư, đi đâu cũng ngại, thấy tội thật! Giá như cứ tằn tiện, bình dân đều đều như mình lại hóa hay, chứ nếu cứ "lên voi" chẳng nhờ thực lực của mình, mà bằng...những con đường khác (ví như sự mua sắm ào ào kia hầu hết đều bằng tiền vay ngân hàng cả mà), thì ngại... lúc xuống lắm, kể cả không phải xuống cũng... ngài ngại thế nào ấy. Song mặc, đấy là chuyện của người, còn với mình, cớ gì không vui khi được nhìn vào, và lại có thêm một cái nữa cho thiên hạ... học. Thích!

 Trước khi đi Mỹ, bạn tôi nhắc sang đấy không "lơ tơ mơ" được đâu, cái gì cũng theo luật cả. Quả vậy, ngay việc lên xe buýt hay... dắt chó đi chơi cũng đều có luật. Luật pháp chặt chẽ, không có kẽ hở để lợi dụng, đã đi vào mọi ngõ ngách cuộc sống, từ chuyện đổ rác, đến tham gia giao thông, hay mua xe, bán đất... ai cũng biết, cũng chấp hành, nếu vi phạm, đều bị phạt như nhau (tiền vào ngân khố chứ không... chạy dọc, rẽ ngang), nộp chậm, sẽ tính thêm lãi và phạt thêm sự thiếu hiểu biết pháp luật nữa. Lạ là mới có hơn hai trăm năm tồn tại mà người Mỹ lại kịp làm ra lắm luật đến thế, dư để cả xã hội cái gì cũng vận hành theo luật, người lạ thấy khó quen và đôi khi thấy quá cứng nhắc. Tôi có anh bạn cuối năm ấy rời hẳn xứ này, nên không cho con vào lớp Một, e dở dang năm học, mà không ngờ rằng chỉ 5 ngày sau lễ khai giảng, nhận được giấy nhắc nhở của ngành giáo dục, yêu cầu phải thi hành luật về quyền được học của trẻ, nếu không sẽ bị pháp luật xử lí. Choáng!

Còn nhiều chuyện nữa muốn kể, nhưng "đất" có hạn, xin kể chuyện cuối cùng, đấy là sao người Mỹ lại sợ bệnh, sợ chết đến thế, để rồi ai cũng thành con nghiện của... thực phẩm chức năng. Tôi đã mấy lần ngạt thở khi vào những cửa hàng ấy, sợ khiếp vía! Dưới đất thì rặt người là người, còn trên sạp, dễ đến hàng nghìn thứ thuốc ấy được bầy bán, hoa hết cả mắt! Giá chẳng rẻ, mà rất đắt, nhưng ai cũng lễ mễ túi to, túi nhỏ, đủ loại, từ hạ đường huyết, đến khỏi rụng tóc, kích vòng 1, bớt vòng 3,... Hỏi ra mới biết, hầu hết người Mỹ đều dùng thực phẩm chức năng quanh năm, hóa nghiện, rồi nuôi hy vọng sẽ sống khỏe, sống lâu hơn. May mà chế độ kiểm duyệt an toàn thực phẩm ở đây rất tốt, nếu không, kẻ lừa đảo sẽ thừa đất sống, còn hậu họa đối với những người không thể sống thiếu thực phẩm chức năng kia sẽ là khôn lường. Lạ!

Xuân về, thay cho những lời chúc ngọt ngào đầu năm, xin có mẩu viết mọn, ước sao được ai đó trong số các đồng nghiệp thân thiết chau mày nghĩ nghĩ hay vui vui khi cố đọc nó, thế là người viết đã có quà Tết rồi... Cười!  

Phạm Phú Phúc:Phân xã New York
Theo Nội san Thông tấn, số 1+2/2013