Thứ sáu, ngày 10/05/2024

Sổ tay phóng viên

Nhớ đời với "con ngựa ...già"


(02/11/2012 10:14:49)

ĐáỨậu hÃẽ nẢẶm 2007, tÃƠi - khi áỨầy là "lÃễnh" cáỪậa TÃỗa soáỨắn DÃằn táỪỎc và MiáỪẮn nÃỨi - cÃỰng máỨầy ẢỔáỪỘng nghiáỪẬp ngẳồáỪặc hẳồáỪỈng ẢỔÃƠng báỨốc lÃến váỪỈi vÃỰng cao nÃỨi ẢỔÃắ táỪẸnh Hà Giang ẢỔáỪẶ tuyÃến truyáỪẮn váỪẮ nÃƠng thÃƠn máỪỈi. Đi vÃỰng cao là "chuyáỪẬn thẳồáỪŨng ngày áỪỲ huyáỪẬn" váỪỈi anh em. Nhẳồng trong chuyáỨƯn ẢỔi này, chÃỨng tÃƠi ẢỔÃặ cÃỠ nháỪống tráỨặi nghiáỪẬm nháỪỈ ẢỔáỪŨi.

          

             Đợt ấy, chúng tôi lên Đồng Văn (Hà Giang) đúng vào thời điểm căng thẳng nhất của mùa hạn. Đã năm tháng, bốn huyện vùng cao này không có mưa. Khô hạn kéo dài suốt mùa đông, lấn sang cả những tháng mùa hè, đã khiến "cao nguyên đá" kiệt sức vì thiếu nước.

 
 
   

Tác giả (bên phải) tại Khu nhà Vương (Vua người Mông)

Trên đường đi, chúng tôi chứng kiến cảnh, dọc hai bên đường, người dân các xã Sà Phìn, Lũng Táo, Thài Pìn Tủng lũ lượt gồng gánh, chở nước từ các hồ treo trên núi về sinh hoạt. Ai có gì thì dùng nấy, nhiều nhất là các can nhựa loại 10- 20 lít, thứ nữa là các thùng nhựa, gỗ, thậm chí có nhà còn huy động cả trẻ nhỏ cầm vỏ chai đi theo người lớn để hứng nước về. Phương tiện chở nước cũng đa dạng, nào là xe máy, nào là xe đạp, xe bò..., người không có xe thì gùi nước trên lưng. Vừa di chuyển, chúng tôi vừa tác nghiệp, tranh thủ ghi lại những hình ảnh, phỏng vấn người dân, lấy tư liệu cho bài viết.
 
 
 
 
 
 
 
 
Hạn hán nên người dân xã Lũng Táo, Đồng Văn phải tìm tới những khe nước cạn để lấy nước sinh hoạt
Ngày hôm sau, chúng tôi đi dọc theo tuyến biên giới. Con đường đang trong giai đoạn thi công, đất đá ngổn ngang. Vừa rời đồn biên phòng Lũng Cú, chiếc xe Mitsubishi bỗng trở chứng khục khặc, tiếng nổ phía sau ống xả nghe lọp bọp rồi lịm ga dần. Xe đang leo ngược dốc thì chết máy. Mấy anh em đều than "Khổ rồi!". Nhưng khi ra khỏi xe, chúng tôi còn thấy cơ sự hơn cả "khổ rồi". Anh em chết lặng, không nói được câu nào, ai nấy đứng tim khi thấy xe đứng chênh vênh bên bờ vực, sát ngay một khúc cua tay áo.
 
 
 
 
Sau phút bàng hoàng, "cán bộ đường lối" Nguyễn Hữu Quý ra tay khắc phục sự cố. Anh vừa hì hục sửa vừa thuyết minh và trấn an chúng tôi về chứng bệnh của xe. Tay cầm kìm, cờ lê, tuốc nơ vít, tôi và anh Hữu Hải phụ việc, thao tác như máy. Lúc ấy đã quá trưa, trời nắng gắt, lại thêm hơi nóng từ cái két nước phả ra làm tất cả đầm đìa mồ hôi, quần áo lem luốc.

Trong chuyến công tác này, tác giả Hoàng Văn Quý đã ghi được nhiều hình ảnh sinh động về vùng cao Hà Giang. (Trẻ em Phố Cáo, Đồng Văn theo mẹ đi chở nước về bản)

Sau 30 phút hì hục, ba anh em đều thở phào khi chiếc xe nổ máy trở lại. Chúng tôi tiếp tục lên đường, nhưng đi được một đoạn xe lại lục khục. Đường bằng phẳng thì không sao, hễ cứ leo lên dốc là xe lại khật khừ như muốn hết hơi. Anh Quý điện thoại về Đội xe ở Tổng xã xin tư vấn, bắt bệnh. Lại tháo, lắp, thay tụ điện vào bộ chia lửa, chui xuống gầm xe kiểm tra ống dẫn xăng, đường điện, các giắc tiếp nối. Sau khi đã kiểm tra hết mọi điểm nghi ngờ, chiếc xe lại nổ máy nhưng vẫn chưa ổn định, phải lựa đà chạy. Có lẽ "con ngựa già" này đã mệt, bởi nó phục vụ được hơn 30 vạn cây số. Xe leo dốc, thêm tải, máy nổ lụp bụp không tròn tiếng. Cả đoàn hội ý và quyết định trở về trung tâm huyện tìm cách khắc phục. Hôm sau, chúng tôi đành phải quay về trong tâm trạng lo lắng vì "vũ điệu" khật khừ của chiếc xe
 
 
 
 
 
 
Chợ phiên huyện Yên Minh

Sau này gặp anh Bùi Quý ở Đội xe, tôi mới biết xe hỏng do vỏ bộ phận chia điện và bị nứt ngầm bên trong nên rất khó phát hiện. May mà đoàn chúng tôi đã chủ động thay đổi lịch trình, nếu không, chắc cái xe còn làm chúng tôi lao đao! Mặc dù chuyến đi phải kết thúc sớm hơn so với dự định một ngày nhưng chúng tôi cũng đã chụp được nhiều ảnh và lấy đủ tư liệu cho bài viết, thậm chí còn được cả "lương khô" cho số báo tiếp theo.

Khi là phóng viên chuyên viết về miền núi, những chuyến đi nối tiếp nhau, cuốn tôi theo. Mỗi lần lên đường công tác tôi lại háo hức đón đợi những trải nghiệm đầy cuốn hút; ngay cả những sự cố cũng đem lại nhiều kinh nghiệm và bài học, để lại dấu ấn khó quên.    

Hoàng Văn Quý
Theo Nội san Thông tấn, số 10/2012