Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

Chuýằ‡n cÅâ kỏằƒ lỏºĂi


(27/03/2006 15:40:01)

          Chỗ chúng tôi, anh em thường nói với nhau: Viết tin kinh tế có sai đôi ba cân thóc, cân tôm hay tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước có lệch đi đôi ba chữ số chẳng ai biết đó là đâu, nhưng viết tin chính trị - ngoại giao chỉ "S" nặng hay "X" nhẹ mà rơi vào tên người thì nhiều khi cũng rắc rối.

Chỗ chúng tôi, anh em thường nói với nhau: Viết tin kinh tế có sai đôi ba cân thóc, cân tôm hay tăng trưởng so với cùng kỳ  năm trước có lệch đi đôi ba chữ số chẳng ai biết đó là đâu, nhưng viết tin chính trị - ngoại giao chỉ "S" nặng hay "X" nhẹ mà rơi vào tên người thì nhiều khi cũng rắc rối. Với tôi, đã có mổt thời gian dài chuyên viết tin chính trị- ngoại giao, lĩnh vực mà nhiều phóng viên thấy "ngán" chính là ở những cái "nhạy cảm" của vấn đề  hay sự kiện xảy ra trong loại tin này. "Chuyện cũ kể lại" muốn đôi điều bộc bạch cùng bạn đồng nghiệp. Theo lịch, tôi biết chắc ngày hôm đó, ngài Đại sứ đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại CHXHCN Việt Nam sẽ đến Hà Nội. Tất nhiên trong cái bình thường đó lại luôn ẩn chứa những điều không bình thường, nhất là những trường hợp gọi là nhạy cảm chính trị. Trước khi lên sân bay Nội Bài, tôi được một đồng chí lãnh đã Ban Trong nước cho biết nhiệm vụ chính trong chuyến đi của tôi là để nắm tình hình . Tôi đi sớm ra sân bay và trên đường đi tôi cũng đã nghĩ đến sự không bình thường này. Trên đường đi, tôi bắt gặp xe của  các hãng Thông tấn nước ngoài ở Việt Nam mà chúng tôi đã quá quen  mặt nhau. Đến sân bay, thấy có nhiều người đứng chờ, nhất là đội ngũ phóng viên trong và ngoài nước khá đông, khiến tôi phải suy nghĩ. Đúng lịch trình, ngài  Đại sứ Hoa Kỳ xuống sân bay và được đón tiếp theo đúng nghi thức ngoại giao. Ngay từ phòng VIP ra, ngài Đại sứ có bài phát biểu trước đông đảo phóng viên , các hãnh thông tấn báo chí trong và ngoài nước, đến chào người Việt Nam trước đây đã từng bắt sống phi côpng Mỹ... Chứng kiến việc trên, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc viết hay không viết về sự kiện trên. Nhẹ nhàng nhất là lên xe về Hà Nội, báo cáo miệng dăm điều về không khí, con người cũng được coi như hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, chứng kiến các phóng viên thông tấn nước ngoài và trong nước rất quan tâm đến vấn đề này nên tôi đã quyết định làm tin. Tôi đã chọn cho mình một cách giải quyết tích cực nhất của người trực tiếp chứng kiến sự việc. Tôi chon tít tin là: "Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ ký Hiệp định thương mại". Đó cũng chính là lời cảu ông Peterson, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam nói với phóng viên các Hãng thông tấn báo chí Việt Nam và nước ngoài ngay tại sân bay quốc tế Nội Bài- Hà Nội ngay khi ông mới đặt chân đế Việt Nam để bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình... Về đến cơ quan, tôi nhanh chóng làm tin và trình lãnh đạo. Lãnh đạo đồng ý, tin được phát ngay. Ngày hôm sau, tất cả các báo đều dùng tin này của TTXVN. Một vài tuần sau, chuyện đó cũng qua đi trong suy nghĩ của tôi,. Một buổi chiều, sau giờ làm việc, tôi được một đồng chí lãnh đạo trong Ban mời đi uống bia. Tôi hỏi lý do, đồng chí cười vui và nói: " Tôi mát mặt vì cái tin Đại sứ Hoa Kỳ của ông: mấy ông bạn tôi ở  các báo ngồi uống bia với tôi hôm trước cứ trách phóng viên của họ đi đủ mà chẳng có cô cậu nào viết tin vì sợ trái ý kiến của trên. Dùng tin TTXVN chúng tôi hài lòng lắm- Thế mới là phóng viên TTX chứ". Tôi cười và chắc chắn là không từ chối lời mời của vị lãnh đạo nọ được khen, được uống bia và chẳng phải trả tiền.