Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

Trở lại Trường Sơn


(27/03/2006 15:40:01)

Được tin một số phóng viên ở VPĐD B2 tổ chức chuyến đi "hành trình khám phá Trường Sơn - Hồ Chí Minh", Tôi liền điện thoại lên ban tổ chức đăng ký đi.Trở lại trường sơn là ước mơ canh cánh trong lòng tôi máy chục năm nay.

Được tin một số phóng viên ở VPĐD B2 tổ chức chuyến đi "hành trình khám phá Trường Sơn - Hồ Chí Minh", Tôi liền điện thoại lên ban tổ chức đăng ký đi.Trở lại trường sơn là ước mơ canh cánh trong lòng tôi máy chục năm nay.Và đối với tôi, nếu không đi đợt này, chức sẽ khó có dịp khác vì việc tổ chức chuyến đi cho những người cùng đi B trước đây không phải dễ, trong khi tuổi tác tôi và mộtt số ngày càng cao sức khoẻ ngày càng giảm, và bao điều khác nữa có thể xảy ra...Sau khi được thông báo kế hoạch chuyến đi tôi nghi ngay đến việc chuẩn bị các phương tiệngiống như đi Trường Sơn năm xưa như: tăng, võng, màn, bi đông đựng nước, dao găm, ăng gô..., kể cả cái luồn dép đêr đề phòng dép cao su bị tuột quai du biết rằng bây giờ không còn như trước kia nữa.Nhưng qua đồng chí trưởng đoàn tôi mới biết không phải mang gì ngoài quần áo và ít thuốc chữa bệnh thông thường. Đoàn đi có 14 người thì một nửa anh em là phóng viên cùng khoá GP10, cùng đi B vớii nhau trước đây.Theo chương trình sang thứ Bảy, 27/3/2004  chúng tôi dời thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước sau đó qua Đắc Nông, Buôn Mê Thuột, Kon tumxuống Huế Quảng Qrị và ngày 31/3 sẽ tới Quảng Bình. Nghĩa là chỉ trong 4 ngày, chúng tôi sẽ đi dọc suốt trường sơn (đoạn từ Quảng Bình trở vào) dài 1400 cây số mà trước đây khi chúng tôi đi B phải mất 3 tháng. Chỉ có điều, hai hai tuyến đường song song một bên Tây và một bên Đông Trường Sơn. Cách đây 31 năm ngày 16/3/1973, chúng tôi rời Hà Nội vào huyện Bố Trạch (Quảng Bình) và chiều 23/3 lên xe của tiểu đoàn Quang Trung (Binh đoàn Trường Sơn) đi về hướng Tây, sang lào vào Nam theo tuyến đường Tây Trường  Sơn( nhưng chỉ được đi xe đến A-to_pơ- miền trung nước Lào đoạn còn lại phải đi bộ).Hồi đó, chúng tôi đi bằng xe tải(loại xe Din-khơ 130 hoặc din 3 cầu), không mui hoạc mui phủ bạt. tất cả các xe đều được nguỵ trang bằng  màu xanh lá mạ hoặc được phủ kín bằng cành cây để tránh máy bay địch, xe chạy vào chiều tối hoặc ban đêm trên đường đất đỏ mịt mù và khi luồn lách trong rừng núi thì luôn bị cành cây va quyệt vào đầu, vào mặt... Còn giờ đây, chúng tôi đi xe du lịch có máy lạnh, đi giữa ban ngày. Chiếc xe được sơn màu trắng nổi bật giữa mầu xanh của núi rừng và chạy êm ru trên đường nhựa rộng thênh thang. Trước đây, mọi người ngồi dưới sàn xe ôm ba lô hoặc ngồi trên ba lô, mỗi lần gặp ổ gà, xê sóc muốn bật tung ra ngoài, giờ đây xe rộng, thoáng mát mọi người ngồi thoải mái và có thể ngả lưng được trên đệm mút. Trước đây đồ dùng, trang thiết bị mang theo khác nặng, với gạo, đồ hộp, lương khô đường sữa, mặc rất nhẹ nhàng, có chăng them máy phong viên ảnh mang theo đò nghề để tranh thủ tác nghiệp. Và thật cảm động, đoàn đi chúng tôi có 3 người gặp may mắn: Nguyễn Đình Chiến được "gặp lại", thắp nhang cho người em ruột của mìnhđi B chiến đấu và đã nằm lại ở Pleicu trước ngày giải phóng; Khuất Thế Dũng gặp lại người em rể ở Lan Bảo sau 23 năm xa cách và tôi lần đầu tiên được gặp lại người anh con ông bác ruột ở thị xã Kon Tum(anh đi ở cho địa chủ và bị đưa vào trong Nam khi còn nhỏ, nay anh đã hơn 60 tuổi). Sau chuyến đi, Trường Sơn năm xưa cứ sống dậy trong tôi với những ký ức gian khổ nhưng thật hào hùng.Và lòng tôi chợt đau nhói khi nghĩ đến nhưng đồng đội đã ngã xuống đổ máu cho mảnh đất này, cho đến nay vấn chưa tìm được hài cốt. Bao giờ mới gặp được các bạn đây, dù chỉ là nơi các bạn yên nghỉ để thắp nén nhang đúng ngày chúng mình bị đổ xe ở Trường Sơn năm ấy?