Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

Làm báo ngày ấy - bây giờ


(27/03/2006 15:40:01)

Một đồng nghiệp cùng trang lứa với tôi có lần về địa phương công tác, lúc rảnh rỗi ngồi tâm sự với nhau về nghề nghiệp đã thốt lên rằng "Làm báo bây giờ sướng thật. Điều kiện làm việc, phương tiện hành nghề ngày trước có nằm mơ cũng không thấy!". Tôi mưới nói thêm là: "Đời sống người làm báo hôm nay cũng không còn khó khăn như trước nữa".

Một đồng nghiệp cùng trang lứa với tôi có lần về địa phương công tác, lúc rảnh rỗi ngồi tâm sự với nhau về nghề nghiệp đã thốt lên rằng 'Làm báo bây giờ sướng thật. Điều kiện làm việc, phương tiện hành nghề ngày trước có nằm mơ cũng không thấy!'. Tôi mưới nói thêm là: 'Đời sống người làm báo hôm nay cũng không còn khó khăn như trước nữa'. Nhưng cũng phải nói rằng chưa bao giờ nghề làm báo lại khó như bây giờ. ngay cả những yêu cầu chất lượng tin, và bài với yêu cầu định mức của TTXVN đối với phóng viên so với trước đã là một khoảng cách lớn. Những ngày làm báo trong chiến tranh, tôi đã có khá nhiều kỷ niệm mà đến bâyy giờ vẫn còn hằn sâu trong ký ức. Đó là những lần đi lấy tin viết bài ở các trận địa của bộ đội, tự bảo vệ ở thành phố Nam Định; chứng kiến cảnh người chết nằm chồng chất lên nhau ở khu ga Nam Định sau trận ném bom của máy bay mỹ hay vượt qua hàng chục cây số bom đạn đến nơi  giặc Mỹ bị bắt để làm bài tường thuật rồi tức tốc theo xe về Hà Nội nộp bà cho kịp. Rồi những chuyến đi sau khi miền nam giả phóng; Lên tận Tây Nguyên hay vàon tận Mũi Cà Mau ... Ngày ấy, chủ yếu lấy xong tài liệu là ngồi viết tại chỗ rồi tìm mọi các chuyển vè cơ quan. Nhưng có nhanh đến mấy thì so với bây giờ vẫn chậm. Nếu gửi bưu điện thì cũng phải mất vài ngày. Mya lắm nếu có ô tô của đơn vị nào trong tỉnh lên Hà Nội công tác là lý tưởng nhất. Ấy vậy mà xong việc là thanh thản. Cái thời cả nước tập trung đánh giặc 'ra ngõ gặp anh hùng' chạm vào vấn để gì viết cũng hay, cũng có sức sống. mà những tin bài nơi bom đạn gửi về là quí lắm, đều được 'báo đăng, đài nói' trân trọng. Còn phóng viên đến bất cứ nơi nào làm viếc cùng được đón tiếp ân cần, niềm nở. Dù là xa xôi hẻo lánh tận mép nước ven biển ở Hải Hậu, Giao Thuỷ hay xã nghèo vùng chiêm trũng Lý Nhân...cũng được lo cho ăn ở chu đáo. Cái thời cơm thiếu gạo khan như thế là quí lắm! Còn bây giờ cơ quan làm việc đàng hoàng, bề thế, viết xong tin bài không phải mang ra bưu điện mà ngồi ngay tại chỗ bấm vi tính truyền trực tiếp về Tổng xã chỉ cần trong tích tắc. Trong dịp SEA Games 22 vừa rồi thấy các phóng viên cơ quan về hỗ trợ phân xã được trang bị 'đến tận răng', toàn máy ảnh, máy fax loại xịn đi lại co xe hơi đưa đón càng cảm thấy tự hào.Nhưng làm báo bây giờ không dễ. Không chỉ lớp trẻ mà cả nhừng người có thâm niên trong nghề nếu không chịu khó bồi dưỡng học hỏi để làm giầu thêm kiến thức của mình thì thật khó làm việc. Nhất là khi chạm đén vấn đề khoa học kỹ thuật, nếu không tìm hiểu vấn đề rành rọt khi viết ra rất rễ bị 'lố'. Trong nền kinh tế thị trường, có biết bao cái  mới nhưng cũng không thiếu sự phức tạp thật, gải lẫn lộn. Viết thế nào cho chuẩn thật là khó, chưa nói nếu không giữ được mình đẽ sa ngã như chơi. làm phóng viên thường trú tại địa phương còn khó hơn. Giữ mối quan hệ hài hoà với địa phương mà vẫn làm việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình đau có dễ. So vớ phóng viên trước đay thì phóng viên trẻ hơn hẳn về bằng cấp, nhất là trình độ vi tính, ngoại ngữ. Tuy nhiên, khi được giao nhiệm vụ giúp đỡ phóng viên mới vào nghề không phải không có trường hợp tôi cảm thấy thất vọng. Đó là sự thiếu tâm huyế với nghề nghiệp, thiếu 'lửa'  với công việc của một số phóng viên trẻ. Khi nhìn vào tin bài có thể thấy ngay. Tôi cứ nghĩ, phải chăng, những phóng viên này coi đây là nơi giải quyết công ăn và làm báo oai mà không biết rằng chỉ cần một nhà báo bình thường thôi cũng phả khổ công rèn luyện như thế nào.Tôi cũng đã từng trải qua những năm tháng mới vào nghề đầy khó khăn, nghĩ lại mới thấy, nếu không có lòng tha thiết yêu nghề và cả sự giúp đỡ tận tình của những người đi trước, chắc gì đã đứng được với nghề đến tận hôm nay. Ngày ấy, mỗi lần viết xong tin, bài tôi lại mong ngóng xem sản phẩm của mình được trình làng thế nào để rút kinh nghiệm. Thế rồi mỗi khi bài được phát lên Đài Tiếng nói Việt Nam hay trên một tờ báo nào đó tôi lại thầm cảm ơn những người biên tập. Với sự chỉn chu, tâm huyết, các anh, các chị đã giúp cho bài viết của tôi "khôn" hơn, sinh động hơn.. Phải chăng, ngoài tinh thần trách nhiệm còn là ý thức của người biên tập về công sức của người viết nên đã không dễ dàng bỏ qua mà tìm cách góp công để bài báo đạt yêu cầu, sử dụng được.