Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

Nhớ về lớp thông tấn khoá 8 (1968-1969)


(27/03/2006 15:40:01)

          Sau tết Mậu thân 1968, tại cuộc họp liên tịch giữa Chính phủ và Ban Bí thư, đồng chí Lê Văn Lương - lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng - đã giao nhiệm vụ cho VNTTX phải tăng cường lực lượng cho chiến trường. Đó chính là lý do ra đời lớp phóng viên khoá 8. Đối tượng đào tạo không chỉ là sinh viên đại học đã tốt nghiệp mà có cả học sinh phổ thông và các cán bộ đang công tác ở các ngành. Lớp học được tổ chức tại xã Đức Giang (Huyện Hoài Đức, Hà Tây)

          Sau tết Mậu thân 1968, tại cuộc họp liên tịch giữa Chính phủ và Ban Bí thư, đồng chí Lê Văn Lương - lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng - đã giao nhiệm vụ cho VNTTX phải tăng cường lực lượng cho chiến trường. Đó chính là lý do ra đời lớp phóng viên khoá 8. Đối tượng đào tạo không chỉ là sinh viên đại học đã tốt nghiệp mà có cả học sinh phổ thông và các cán bộ đang công tác ở các ngành. Lớp học được tổ chức tại xã Đức Giang (Huyện Hoài Đức, Hà Tây) từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1969.
          Hồi đó, tôi vừa tốt nghiệp khoa ngữ van trường Đại hiọc Tổng hợp được mấy tháng. Những ngày chờ công tác, tôi hy vọng mình sẽ về bào Nhân Dân. Đến khi cầm quyết định, tôi mới biết mình sẽ trở thành phóng viên của Việt Nam Thông tấn xã (Này là TTXVN). Thú thật., trước đó, tôi chưa có khai niệm gì về một hãng thông tấn nhà nước. Tôi chỉ hiểu loáng thoáng: Đó là ciư qyan của tin tức mà tin tức thì khô khan lắm! Có một chút phân vân: Mình học văn, thích làm thơ mà lại đi làm tin... Nhưng sự gắn bó với ngành thông tấn dường như đã trở thành duyên phận.

Năm ấy, sinh viên đại học được về Việt Nam Thông tấn xã chỉ có vài ba người. Tất cả họ đều trở thành học viên khoá 8.
           Quan cảnh những ngày đầu vào lớp còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Các học viên đến từ nhiều nơi với nhiều lứa tuổi khác nhau cùng tay bắt mặt mừng. Có người đã 40 tuổi như anh Nguyễn Truong Điềm ( tức Lê Minh) từng là cán bộ Đảng ở một địa phương. Một số người là giáo viên cấp II, tuổi trên dưới 30. Số khác khá đông là thanh niên xung phong đã một thời lăn lộn trên các tuyến đường trường sơn khói lửa. Trẻ nhất là các bạn vừa tốt nghiệp cấp III, tuổi chưa đầy 20.
          Ban đầu, lớp có hơn 70 người, nhưng rồi giữa chừng, một số anh em đã xin về quê hương hoặc đơn vị cũ. Cuối cùng, lớp chỉ còn độ 60 người, gồm các anh chị em được Báo ảnh Việt Nam gửi vào học cùng. Ngày ấy, Báo ảnh Việt Nam chưa phải là một đơn vị trực thuộc VNTTX.
         Ba mươi sáu năm đã qua. Thời gian như một con song chảy xiết và chúng tôi đã bởi trên dòng sông ấy, vượt qua không ít thác ghềnh, phần lớn vẫn thuỷ chung với nghề thông tấn- báo chí. Ngày nay, họ vẫn là phóng viên, biên tập viên thông tấn, một số là công tác quản lý của cơ quan, phụ trách một phân xã hoặc một bộ phận nào đó.
         Riêng tôi sau 16 năm làm thông tấn, khi ở Tiển ban Chính trịn - Ngoại giao, khi làm phóng viên ở phân xã Quảng Bình, khi phụ trách một phân xã ngoài nước, rồi chưyển qua mấy cơ quan khác, song, dù ở đâu, trước sau vẫn thuỷ chung với nghề báo.
         Dù làm gì, viết gì, tôi nghĩ rằng, lớp thông tấn khoá 8 đã thực sự bồi đắp cho tôi những kiến thức cơ bản của một phóng viên thông tấn. Thầy Nguyễn Mạnh Hào vẫn gọi đùa tôi là "cử nhân văn khoa" nhưng cái "văn khoa" ấy không thích hợp cho lắm với hoạt động thông tấn. Lớp học như cấy nối hai quãng đời : giữa một sinh viên chỉ biết sách vở và một người làm báo phải hiểu thực tiễn của cuộc sống. Ngoài những bài giảng có tính chất cơ sở của thầy Nguyễn Mạnh Hào, chúng tôi không bao giờ quên những kiến thức, những kinh nghiệm của các báo cáo viên: nhà bái Quang Đạm, nhà báo Trần Minh Tước, chuyên viên cao cấp Ban Tuyên huấn Trung ương Vữ thị Thanh, Vụ trưởng của Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Bình, Thứ trưởng Bộ Nội thương Vũ Tuân...; các bài nói chuyện của Tổng Giám đốc Đào Tùng, các Phó Tổng Giám dốc Trần Thanh Xuân, Hoàng Tư Trai... Từ cương vị công tác và góc nhìn thực tiễn của mình, các báo cáo viên đã cung cấp cho chúng tôi bao điều đan diễn ra trong cuộc sống, được phân tích, đánh giá trên những cơ sở lý luận vững chắc. Nhà báo Việt Long, một cán bộ giáo vụ, người chịu trách nhiệm chính về lớp học, đã phân công tôi ghi lại các bài nói của các đồng chí: Lưu Quý Kỳ, Quang Đạm... Các bản ghi chép đã được chỉnh lý và dánh máy làm tư liệu, có trích đăng trên Nội san Thông Tấn.

          Lớp học bình dị của chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của Tổng Giám đốc Đào Tùng và các Phó Tổng Giám đốc, từ việc động viên khích lệ đến truyền thụ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động báo chí. Ở tuổi thanh xuân đầy mơ mộng, ngày lại ngày, dù chỉ hai bữa cơm độn ngô, có lẽ mỗi người vẫn cảm nhận được cái chiều sau và bề rộng của lĩnh vực hoạt động đang chờ đón mình.

           Đã từ nhiều năm nay, lớp học vẫn tổ chức các cuộc gặp gỡ truyền thống để ôn lại những kỷ niệm về cái thủa ban đầu đáng nhớ ấy. Không ai có thể quên cái làg nhỏ từng ấp ủ, che chở lớp học, nơi có bao nhiêu bà mẹ, bao nhiêu gia đình đã đùm bọc chở che. Quên sao được những hang cây xà cừ vẫn toả bong mát giữa trưa hè oi ả. Quên sao được những tiếng loa phat thanh từ giữa làng vọng đi mỗi ngày, truyền đến những thành tích của miền Bắc trong công cuôc xây dựng và làm hậu phương vững chức cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Không khí ấy lại như thúc giục, như kêu gọi các phóng viên tương lai sẽ góp những tiếng nói của mình vào cuộc sống xây dụng và tranh đấu của dân tộc

           Mà quả thật, hầu hết những học viên khoá 8, sau ngày tốt nghiệp, đã về các phân xã ở các địa phương, một số it về các đơn vị ở Tổng xã. Chảng dám nói rộng cả lớp, chỉ riêng tổ học tập của tôi, nhiều người đã trở thành những trưởng phân xã, tác giả của những bản tin, bài giá trị như Văn Lịch: bám trụ hang chục năm trên đất Nghệ An quê anh; Đặng Ngọc Châu cắm sau trên đất lửa Quảng Bình....

           Một năm chỉ bấy nhiêu ngày, những kỷ niệm thì thật sâu, thật đậm. Nghĩ về những ngày ấ, gian khổ và thiếu thốn trăm bề, nhưng dường như lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười, tiếng hát. Tôi nhớ mãi giọng hat Vương Quý, vốn là một thanh niên xung phong, khi thể hiện "Tiếng chày trên sóc Bom-bo" hay Hoàng Hưong, cũng là một thanh niên xung phong, đắm say với làn điệu "Trên quê hương quan họ" ..

           Nhớ và viết đôi điề về lớp thông tấn khoá 8, tôi thực sự muốn được bày tỏ long biết ơn sấu sắc với cơ quan TTXVN  - nơi đã cho tôi những hiểu biết đầu tiên về công việc làm báo, đã cho tôi đi và đến nhiều nơi, để được nghe, được viết, được thấy nhiều điều. Trong số 50 đầu sách mà tôi đã viết, đã dịch, đã biên soạn, một phần rất lớn là nhờ những năm làm phóng viên thong tấn. Nhất là những năm thường trú ở nước ngoài. Nhờ đó tôi đã đi từ bên này song Rhein để ghi chép những kỷ niệm của bạn bè Đức về Bác Hồ kính yêu và để hoàn thành các tập sách: "Bác Hồ như chúng tôi đã biết", "Bông hồng của Bác", "Bảy ngày Bác Hồ thăm cộng hoà Dân chủ Đức", "Hồ Chí Minh với quê hương Các Mác".. Nhờ đó, tôi đã đi sâu vào nền văn hoá Đức, có thể nghiên cứu, dịch và giới thiệu hang loạt tác giả, tác phẩm của văn học, nghệ thuật Đức. Cũng nhờ đó, tôi đã tiếp xúc với biết bao đồng nghiệp quốc tế, để càng hiểu rằng, bạn bè khắp năm châu yêu mến Việt Nam bao nhiêu.