Thứ sáu, ngày 19/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Nghệ sĩ Phạm Thính và bức ảnh "Cầu Người"


(31/08/2009 15:27:27)

Nghệ sĩ Phạm Thính sinh năm 1935 tại Đức Phổ, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Anh tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, là liên lạc của một đơn vị bộ đội địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954, anh tập kết ra Bắc, theo học tại Phân viện học sinh miền Nam ở Hà Nội. Tháng 5/1965, khi đang làm luận án tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh được Ủy ban thống nhất tuyển chọn học lớp báo chí đặc biệt do VNTTX huấn luyện (khóa 4), rồi lên đường vào miền Nam công tác từ năm 1966.

          Anh được phân công về công tác ở chiến trường miền Đông Nam bộ, thuộc Thông tấn xã Giải phóng. Là phóng viên mặt trận, theo chân các chiến sĩ Sư đoàn 9-Sư đoàn chủ lực của miền Đông Nam bộ. Một lần, khi hành quân qua suối Bà Chiêm ở Tây Ninh, tình cờ bắt gặp cảnh chị em thanh niên xung phong C20-12 đang dầm mình dưới nước, đứng làm trụ cầu để cáng thương binh vượt suối về trạm quân y dã chiến, anh đã nhanh chóng chớp được khoảnh khắc ấy.

          Phim, ảnh làm xong, anh gửi về Tổng xã với chú thích gốc: "Các chiến sĩ thanh niên xung phong C20-12 lấy thân mình làm trụ cầu cho đồng đội nhanh chóng vượt suối đưa thương binh về trạm quân y dã chiến an toàn. Ảnh: Văn Phương" (ở thời kỳ này, các phóng viên từ miền Bắc vào Nam đều phải đổi tên. Văn Phương là bút danh của Phạm Thính).

          Bức ảnh đã trở thành tấm ảnh lịch sử, được báo chí và các cuộc triển lãm trong và ngoài nước dùng đi dùng lại nhiều lần như một sự khẳng định về sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hiện tấm ảnh còn đang lưu trữ tại kho tư liệu ảnh quốc gia của TTXVN với chú thích "Cầu người" và in trong cuốn Sách ảnh Việt Nam thế kỷ thứ XX.

          Năm 2005, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tại TP. Hồ Chí Minh, bức ảnh "Cầu người" được phóng to và treo ở vị trí trang trọng nhất. Và cũng thật tình cờ, sau 40 năm, người phụ nữ có nụ cười  làm trụ cầu trong ảnh mới được gặp tác giả Phạm Thính. Chị là Giáp Thị Thanh Tiến, quê ở xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, và là thanh niên xung phong thuộc đại đội C20-12.

          Sau khi chụp xong bức ảnh, Phạm Thính tiếp tục hành quân cùng bộ đội Sư đoàn 9 ra chiến trường. Trên đường đi, gặp máy bay Mỹ rải chất độc hóa học xuống rừng miền Đông Nam bộ như mưa, quần áo anh bị ướt sũng, anh cảm thấy ngộp thở và hắt hơi liên tục. Anh không ngờ mình đã bị nhiễm chất độc hóa học từ lúc ấy!

          Ngày 16/5/2009, tại Tòa án lương tâm quốc tế ủng hộ nạn nhân da cam/ điôxin Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri, nạn nhân chất độc da cam là chị Trần Thị Tố Nga-bạn đồng nghiệp với anh Phạm Thính trong những năm kháng chiến chống Mỹ tại chiến khu Đ - đã lên diễn đàn tố cáo tội ác những kẻ dùng chất độc hóa học rải xuống miền Nam Việt Nam. Chị Tố Nga đã lấy chính gia đình anh làm dẫn chứng phơi bày tội ác đế quốc Mỹ. Phạm Thính và vợ là chị Nguyễn Thị Kim Liên đều bị phơi nhiễm chất độc da cam. Anh chị sinh được ba người con thì cả ba đều chết yểu.

            Hiện anh Phạm Thính đã nghỉ hưu, hai vợ chồng sống ở tầng trệt trong căn phòng rộng hơn 10m2, chung cư số 218 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Trần Ấm
Theo NSTT số 8/2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Chuýằ‡n bÃĂo chÃư thỏº¿ giỏằ›i (10/07/2009 09:36:57)

Lối thoát nào cho ngành báo in Mỹ? (02/06/2009 08:58:31)

Truýằn thông Mỏằạ lao Ä‘ao trong khỏằĐng húºÊng tài chÃưnh (11/05/2009 14:54:31)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2009 đã có chủ (16/04/2009 14:51:00)

Thắp nén tâm nhang tiễn nhà báo Ba Đỗ - Nguyễn Văn Hạng (08/04/2009 09:37:07)

Một số địa chỉ báo chí Nga trên mạng (30/12/2008 19:28:56)

Nhà báo Đặng Kiên hơn 50 năm miệt mài (30/12/2008 18:58:37)

Ba Dân - Nhà báo của chiến trường (30/12/2008 18:55:34)

RIA Novosti - Một cỗ máy truyền thông hùng mạnh của nước Nga (03/12/2008 13:14:12)

Tôi đã chớp được "Khoảnh khắc Vàng" (03/12/2008 13:03:49)