Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Nhớ anh Lê Bá Thuyên


(05/11/2008 08:57:28)

Măa Xùn 1975. Sau chiến thắng Ban Mâ Thuột 10/3 mở mđn chiến dịch Hồ Chí Minh, qùn giải phỉng liân tiếp giđnh hết thắng lợi nđy đến thắâng lợi khác trân chiến trường miền Nam với khẩu hiệu "thần tốc, thần tốc vđ thần tốc hơn nữà€. Tìa soạn Báo ảnh Việt Nam bắt đầu lập những đođn cĩng tác gồm những phỉng viân đđn anh nhiều kinh nghiệm vđo chiến trường theo bước chân qùn giải phỉng. Tĩi vđ một số phỉng viân trẻ căng lứa khĩng cỉ hy vọng được gia nhập những đođn cĩng tác đặc biệt nđy.

            Đến trung tuần tháng Tư, phòng Văn xã cử tôi lên Tây Bắc thực hiện một tài liệu về dân tộc La Ha đang được hồi sinh ở Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tổng biên tập Lê Bá Thuyên trực tiếp gọi tôi đến dặn dò nhiều điều trước khi anh dẫn đoàn phóng viên Báo ảnh Việt Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Cùng đi với tôi có thiếu uý Trần Hồng, phóng viên của Tổng cục chính trị tại phòng Vũ trang của Báo ảnh Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng tôi được bay từ sân bay Gia Lâm và hạ cánh xuống sân bay Hát Lót. Đây là sân bay dã chiến duy nhất ở vùng Tây Bắc hồi đó, đường băng bằng đất nện dành cho máy bay quân sự loại nhỏ với mật độ thưa thớt mỗi tháng một chuyến, chủ yếu phục vụ công tác quốc phòng. Không có bất cứ phương tiện cơ giới nào để đi từ Hát Lót đến bản Noong Lay cách đó gần 30 cây số, nơi còn lại có 12 gia đình người dân tộc thiểu số La Ha sinh sống. Chúng tôi mất nửa ngày đường cuốc bộ mới tới Noong Lay, lưng cõng ba lô tư trang, chiếc máy ảnh Praktika Nova 1 ống kính tiêu cự trung bình, kèm theo 3 cuốn phim. Tôi may mắn mượn được chiếc đài bán dẫn chạy pin để hàng ngày nghe tin tức. Thế nhưng lên đến Tây Bắc, có lúc nghe được có lúc không vì sóng phát thanh hồi đó rất yếu.

            Sau hơn một tuần ăn cơm độn khoai với rau là lá đu đủ hoặc cỏ mật luộc chấm muối với gia đình ông bí thư xã Noong Lay, chúng tôi đã làm xong nhiệm vụ được giao. Đang tính đường về xuôi thì sáng 29/4, bỗng nhiên chiếc radio lại bắt được sóng sau những ngày câm lặng. Trên  đài, đang hướng dẫn hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Sau chương trình dạy hát là những tin sốt dẻo nhất về chiến thắng ở Xuân Lộc, Lộc Ninh, Tây Ninh và các vùng lân cận Sài Gòn...

            Chiều 30/4, chúng tôi đến Điện Biên Phủ, cả thị xã rợp màu cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi ở lại chiến trường xưa ba ngày mới mua được vé xe khách Điện Biên - Hà Nội. Chiều tối 4/5, chúng tôi mới về đến nhà. Hà Nội vẫn còn rạo rực không khí chiến thắng và của Ngày quốc tế Lao động 1/5.

            Một năm sau sự kiện trọng đại đó của dân tộc, mùa xuân 1976 tôi may mắn được cử đi công tác Tây Nguyên. Tôi được đi cùng phóng viên Anh Cường, trợ lý trưởng phòng Văn xã. Ngoài những cuộc họp đề tài, dặn dò của trưởng phòng, tôi còn được Tổng biên tập Lê Bá Thuyên trực tiếp dặn dò, chỉ bảo từng ly từng tý trong những ngày chuẩn bị lên đường. Anh hướng dẫn cả những việc nhỏ như đến kho nhận chăn màn, thuốc chống sốt rét theo tiêu chuẩn đi B (chiến trường). Hồi đó dịch sốt rét đang hoành hành ở Tây Nguyên. Cùng với dịch sốt rét là nạn Fulro (Tổ chức thổ phỉ của người thiểu số trên cao nguyên miền Trung được Mỹ nuôi dưỡng để chống đối quân giải phóng từ những năm trước ngày thống nhất) lại trỗi dậy, cướp bóc, ám sát cán bộ và bộ đội trên Tây Nguyên.

            Đã gần một năm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, nhưng đường tàu thống nhất Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa được thiết lập. Hành khách đi tàu liên vận đến Huế rồi chuyển sang xe ô tô để đến các thị xã, thành phố miền Nam bằng ôtô khách 30 - 34 chỗ ngồi có từ thời Mỹ nguỵ chạy bằng than đốt sau thân xe. Chúng tôi đến Quy Nhơn, ở lại đó một ngày đêm rồi lại lên loại xe khách này, vượt quốc lộ 19 để lên Tây Nguyên. Điểm đến đầu tiên trên cao nguyên đất đỏ miền Trung là thị xã Plâyku.

            Chúng tôi thực hiện một số đề tài quanh thị xã Playku, ở nông trường chè Bầu Cạn, sau đó theo quốc lộ 14 xuôi xuống tỉnh lỵ của Đắc Lắc là thị xã Ban Mê Thuột. Tôi được anh Anh Cường đồng ý cho đi tiếp với điều kiện phải tự chịu trách nhiệm với trưởng phòng và Ban biên tập. Hai anh em chia tay ở Nha Trang. Anh  Cường ra Bắc, còn tôi tìm đường lên Đà Lạt và xuôi về TP. Hồ Chí Minh. Nửa tháng sau tôi mới có mặt ở Hà Nội.

            Sự trở về muộn của tôi không bị phê bình vì tất cả phim chụp được trong những ngày ở Gia Lai-Kon Tum và Đắc Lắc đều được anh Anh Cường đem về, tráng rửa ảnh mẫu. Các bài viết cũng được anh Anh Cường thực hiện xong xuôi.

            Ít lâu sau, Lê Bá Thuyên cho gọi tôi đến phòng của anh, hỏi mượn sổ ghi chép của tôi trong chuyến công tác Tây Nguyên. Hơn một tuần sau, anh lại hẹn tôi đến nhà riêng. Anh mời tôi ăn kẹo, uống nước đun sôi để nguội với lời xin lỗi không có trà và thuốc, vì anh không bao giờ hút thuốc và uống trà.

            Trên tay anh là cuốn sổ ghi chép của tôi. Anh lật từng trang ghi chép và ân cần trao đổi, trò chuyện với tôi. Hầu như trang nào anh cũng gạch dưới, hoặc đánh dấu bên lề bằng mực đỏ. Anh phân tích từng chi tiết ghi chép với những lời lẽ hết sức chân tình, đại để: "Theo tôi, chi tiết này nếu cậu tiếp tục đặt một vài câu hỏi thế này... lật vấn đề thế kia..., cậu sẽ không những có nguyên liệu để viết tốt hơn cho Báo ảnh Việt Nam mà còn có thể viết những bài dài kỳ cho báo này, báo kia...". Có những trang, anh đọc kỹ đến như thuộc lòng những điều tôi ghi chép, tên bản, tên nhân vật và anh đặt cho tôi những câu hỏi rất cụ thể: "Tại sao khi trò chuyện với giám đốc nông trường chè Bầu Cạn cậu không khai thác, tìm hiểu kỹ về những năm tháng bộ đội và cuộc sống gia đình của ông ấy? Làm như thế, chắc chắn Báo ảnh Việt Nam sẽ không chỉ có mấy trang về nông trường mà còn có thêm được một phóng sự chân dung. Là phóng viên, khi gặp những con người, những nhân vật hay những vấn đề mới, ngoài đề cương dự kiến trước khi đi, cần phải chủ động khai thác, phỏng vấn, ghi chép đầy đủ để  thực hiện được nhiều bài khác nhau không chỉ cho một tờ báo mà có thể cho nhiều báo khác với nhiều thể loại khác nhau. Mình có chủ trương đào tạo phóng viên Báo ảnh Việt Nam đi bằng hai chân (viết và chụp ảnh) không chỉ thích hợp với làm báo thời chiến mà ngay trong xây dựng hoà bình cũng rất tốt...". Cuối cùng, tôi được anh khen về những trang ghi chép rất kỹ những hướng dẫn của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu ở Đà Lạt về một số kỹ thuật, thủ thuật tạo những bức ảnh nghệ thuật kiểu như làm photoshop bây giờ: "Những ảnh này không thể dùng cho bất cứ thể loại ảnh báo chí nào bởi nó không thật. Nhưng là phóng viên nhiếp ảnh, không nên bỏ qua kỹ thuật này", anh nói. Đó là những kỹ thuật chạy sáng (solarisation), phân sắc độ (séparation), làm ảnh nổi (reliève)..., mà với "bàn tay phù thủy" photoshop, hay với một vài phần mềm ứng dụng khác nhau của nhiếp ảnh kỹ thuật số đầu thế kỷ XXI có thể trong một giờ đồng hồ cho ra đời hàng chục bức ảnh khác nhau từ một file dữ liệu.

            Ngoài những cuộc trao đổi, dạy dỗ nghiệp vụ như thế, thỉnh thoảng, chủ nhật hay ngày lễ, anh Thuyên thường ghé nhà tôi chơi. Anh trở thành bạn với thân phụ tôi. Anh thường gọi đùa tôi là "phó ngang" khi chứng kiến tôi làm thợ mộc, thợ nề bất đắc dĩ, tự dựng lấy nhà cửa, tự đóng lấy tủ, giường cưới vợ.

            Thời gian trôi đi, cuộc sống khó khăn của thời bao cấp, mưa dột, mối xông đã cướp mất của tôi rất nhiều tư liệu chụp từ những năm cuối thập niên 60-70 của thế kỷ trước, cả những cuốn sổ ghi chép, kỷ niệm đẹp với một Tổng biên tập đầu đời làm báo của tôi.

            Lê Bá Thuyên - Anh vừa là thủ trưởng, vừa là người anh và là người thầy khả kính.

Trần Định
Theo Nội san Thông tấn, số 10/2008