Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Săn tin và... chép tin!


(29/08/2008 09:11:56)

Đồng nghiệp này, phóng viên thường trú thì... cái gì cũng biết, phải không?

            - Đừng ăn nói chủ quan như thế, chưa chắc đâu nhé!

            - Thế mà từ lâu mình đã nghe câu truyền khẩu "phóng viên phân xã vỗ túi ra tin", cứ ngỡ, sống lâu ở địa bàn, thành người bản địa rồi, chắc phải "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" lắm kia! Mà lãnh đạo ngành cài cắm các "chốt" phân xã ở khắp tỉnh, thành cũng là để có thêm tai mắt thông tin ở mọi nơi mọi lúc đấy chứ.

            - Đã đành là thế, nhưng ở đời nhiều khi mọi việc diễn ra chưa hẳn như ta mong muốn, vậy nên mới ra nông nỗi, tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngay trên con phố nơi phân xã đóng đô mà phóng viên không hề hay biết.

            - Thì nếu không ra phố, đố ai mà biết được có tai nạn giao thông, trong khi mỗi phân xã chỉ có từ 2 - 3 người, nên không phải chuyện gì cũng biết hết được.

            - Ai mà chẳng hiểu zậy, hiềm một nỗi, việc bé không biết đã đành, còn việc lớn, xảy ra ầm ĩ là thế, cả tỉnh ai cũng biết, chỉ riêng phóng viên thông tấn là... chưa biết. Hỏi thế thì lãnh đạo nhà ta không bức xúc làm sao được!

            - Thì lại được nghe giải thích rằng: sự kiện đó xảy ra vào ngày chủ nhật, trưởng và phóng viên phân xã đang... về nghỉ cuối tuần, hoặc bận đi học tại chức chính trị hoặc đang phải tập trung cho công tác phát hành...

            - Thông tin thời sự, cấp bách như cứu hỏa, lý ra mọi việc phải dẹp hết sang một bên đã, đủng đỉnh thế thì sao có được cái tin cho ra hồn, chứ đừng nói đến "trúng" với "hay" và "hấp dẫn"!

            - Xin đồng nghiệp chớ vội bức xúc, chưa hết đâu, mới đây mình còn được nghe một chuyện mà kể ra ắt hẳn những người có trách nhiệm sẽ trăn trở. Đó là chuyện một đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh ở Bắc Giang, trong chuyến đi công tác cơ sở tại một xã vùng cao, qua tiếp cận với bà con nông dân, ông mới té ngửa, thì ra bà con ở đây chưa bao giờ nhận được một mặt hàng trợ giá nào của Nhà nước. Chỉ sau chuyến vi hành của vị lãnh đạo thì mọi việc mới được kiểm tra và giải quyết. Sau khi nghe chuyện, mình đã tiến hành ngay một cuộc điều tra và thấy rằng phóng viên thường trú cũng đã đưa không ít tin, bài về vùng quê này, duy có thông tin đắt giá mà vị lãnh đạo tỉnh phát hiện ra trong một chuyến công tác chớp nhoáng thì phóng viên mình... không biết mà thôi!

            - Thế nên trong phương thức phóng viên, khả năng "đánh hơi", săn lùng thông tin của mỗi nhà báo là vô cùng quan trọng. Sau đó mới là năng lực thể hiện thông tin mà mình có được. Nói không phải vơ đũa cả nắm đâu nhưng dân thông tấn nhà ta quen kiểu công chức hóa nghề phóng viên mất rồi, ít ai lăn lộn thực tế, đánh hơi, săn lùng, đeo đuổi thông tin. Bởi, theo ý kiến của một số phóng viên: cứ ngồi ở văn phòng, chịu khó nhặt nhạnh, mỗi ngày cũng có được vài tin về các thông báo, quyết định, văn bản chỉ đạo của tỉnh này, thành phố nọ, các khoản thu nhập vẫn hưởng đều lại còn vượt năng suất lao động ngất ngưởng. Còn nếu lăn ra săn tin, tài thánh cũng khó có phóng viên nào kiếm được năm, ba tin trong một ngày, 50 - 60 tin, bài/tháng.

            - Nghĩa là, rất cần có một cuộc cách mạng về cách chấm điểm, đánh giá, thẩm định thông tin (kể cả tin trong nước và thế giới). Tin nào phóng viên phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" thì ắt được điểm cao, thậm chí rất cao, còn ngồi một chỗ làm tin kiểu phóng viên văn phòng thì xin các bác... chỉ cho 5, 7 điểm gọi là công sao chép, đánh máy lại văn bản, báo cáo của địa phương.

            - Ngẫm kỹ, mình thấy tâm đắc một ý trong bài viết cho Nội san thông tấn của một nhà báo trong ngành: Kết quả thẩm định, đánh giá, cho điểm tin bài là sự cụ thể hóa một chính sách và cũng là một cách định hướng trong nghiệp vụ. Chính sách thế nào thì cuộc sống sẽ phát triển theo hướng như thế ấy. Còn đồng nghiệp nghĩ sao? 

Đức Linh
Theo Nội san Thông tấn, số 8/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Yomiuri Shimbun nhật báo lớn nhất thế giới (01/08/2008 11:01:55)

"ChiáỨƯn" háỨƯt mÃểnh vÃể thẳồẳắng hiáỪẬu cáỪậa TTXVN và TT&VH (01/08/2008 10:58:41)

3 tiêu chí cần thiết của ảnh tham dự giải báo chí (01/08/2008 10:52:30)

Đoạt giải ảnh báo chí dễ hay khó (01/08/2008 10:49:07)

Vì sao ảnh báo chí TTXVN chưa giành được giải cao nhất tại các cuộc thi báo chí quốc gia? (01/08/2008 10:07:17)

Tin phát... lúc nào cũng được! (01/08/2008 10:00:48)

Những đề xuất góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí (01/08/2008 09:59:24)

Một vài góp ý với báo Tin Tức về biên tập (01/08/2008 09:45:30)

Một vài góp ý với báo Tin Tức về biên tập (01/08/2008 09:44:59)

Liên chi hội nhà báo TTXVN thăm và giao lưu tại tỉnh Ninh Bình (07/07/2008 10:12:21)