Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Tít


(08/09/2011 13:49:16)

Tít là phần quan trọng nhất trong bài. Đó là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên. Nó quyết định số phận của bài báo.

             Tít có sáu chức năng chủ yếu sau: Thu hút sự chú ý vào trang giấy; cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; giúp độc giả lựa chọn bài; khiến độc giả muốn đọc; tổ chức trang; sắp xếp thông tin.

 

            Các loại tít:

            - Tít dẫn: Thường đóng vai trò định vị sự việc, chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.

            - Tít: Trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.

            - Tít phụ: Bổ sung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao)

            - Tóm tắt: Liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài.

 

            Một tít hay cần phải đạt những yêu cầu:

            - Sáng sủa, dễ hiểu: Dùng những từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.

            - Ngắn, mạnh, trực tiếp: Loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.

            - Chính xác, trung thực: Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.

            - Thích hợp, độc đáo: Một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.

            - Phù hợp với thể loại: Tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.

            - Hạn chế dùng các dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.

            - Không nên đặt tít dạng câu hỏi.

           

            Tít có tính thông tin

            - Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).

            - Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.

            - Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.

            Có hai cách: chủ ngữ - động từ - bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.

 

            Tít gợi

            Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn. Có vô số cách: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi sự tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, nhân cách hóa, chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một ngạn ngữ...

            Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ tốt hơn. Tít lớn có tính thông tin, tít có tính gợi.

            Làm thế nào để thành công trong việc đặt tít? Chọn ra vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi, một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, đặt câu hỏi: Mình cần nói điều gì với độc giả?

            Đặt tít trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.

 
(Theo cuốn "Kỹ thuật và thể loại báo in")

Theo Nội san Thông tấn, số 8/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hệ thống phân xã - thế mạnh tuyệt đối của TTXVN (08/09/2011 12:06:51)

Cỳằ™c thi ỏºÊnh tỏằ‘t 6 thÃĂng Ä‘ỏºĐu năm 2011 cỏằĐa Ban BT-SX ỏºÊnh bÃĂo chÃư: Nhỏằ¯ng góc nhÃơn mỏằ›i mỏºằ, ỏºƠn tặ°ỏằÊng (05/08/2011 09:41:47)

Sapô (04/08/2011 18:51:30)

Hình minh họa trên báo chí (04/08/2011 18:46:59)

Virus "News of the World" ẢỔang lan nhanh trong táỨễp ẢỔoàn Murdoch (04/08/2011 18:41:19)

Biển, đảo luôn là đề tài rộng mở với mỗi nhà báo (04/08/2011 18:15:31)

Phóng viên thường trú nước ngoài: Mang hình ảnh Việt Nam đến với bè bạn quốc tế (04/08/2011 18:03:51)

Ai sẽ tỏa sáng (04/08/2011 17:56:38)

Hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (12/07/2011 17:08:01)

Giải báo chí Quốc gia lần thứ V - năm 2010 (12/07/2011 16:52:01)