Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Sapô


(04/08/2011 18:51:30)

Sapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của sapô đã đủ cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết.

            Chức năng của sapô

            - Hoàn thiện tít bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý, giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì.

            - Tóm tắt thông tin bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó.

            - Giải thích bài báo bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Ở đây cần vận dụng luật xa- gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó.

            - Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước. Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến.

Nhất thiết phải viết sapô khi bài báo đủ dài (từ 600- 700 từ). Độ dài của sapô phụ thuộc vào độ dài của bài báo. Một số phóng viên có thói quen viết sapô trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một tông với bài viết. Một số khác viết sapô sau, nhất là khi phụ thuộc vào vị trí của bài trên ma két. Đôi khi sapô do một người khác viết. Có những sapô giả. Nó không được viết một cách độc lập mà thật ra là phần đầu của một bài báo được trình bày đồ họa khác đi.

            - Thông báo bố cục: Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

            - Mời đọc: Việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu khô khan quá thì sẽ khiến độc giả nản lòng.

            Sapô là yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng trong việc trình bày trang; dùng co chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần minh họa một trang báo.

 

            Hai loại sapô

            Sapô có tính thông tin hay khơi gợi hoặc chứa đựng ít nhiều cả hai yếu tố, giống như tít.

            Sapô có tính thông tin trả lời một cách đầy đủ nhất có thể được cho các câu hỏi tham khảo, nhắc lại góc độ của bài báo bằng cách làm rõ nó. Đó là sapô "vua" đối với các nhật báo, báo ra định kỳ, báo của các cơ quan thể chế hoặc doanh nghiệp. Đây là loại sapô giản dị, trung lập, nghiêm túc.

            Với sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo. Thích hợp với phóng sự, chân dung, một số thể loại phỏng vấn và bài tổng hợp viết cho các tạp chí.
 

                                                                                  (Theo cuốn Kỹ thuật và thể loại báo in)

Theo Nội san Thông tấn, số 7/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hình minh họa trên báo chí (04/08/2011 18:46:59)

Virus "News of the World" ẢỔang lan nhanh trong táỨễp ẢỔoàn Murdoch (04/08/2011 18:41:19)

Biển, đảo luôn là đề tài rộng mở với mỗi nhà báo (04/08/2011 18:15:31)

Phóng viên thường trú nước ngoài: Mang hình ảnh Việt Nam đến với bè bạn quốc tế (04/08/2011 18:03:51)

Ai sẽ tỏa sáng (04/08/2011 17:56:38)

Hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (12/07/2011 17:08:01)

Giải báo chí Quốc gia lần thứ V - năm 2010 (12/07/2011 16:52:01)

Từ "điểm nóng" Dìn Ký... (12/07/2011 16:35:12)

Biên tập viên - những người "trầm lặng" trong nghề báo (12/07/2011 16:30:08)

Tổ chức trang báo (Phần 2) (12/07/2011 16:28:06)