Thứ ba, ngày 23/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Thông tin cho đồng bào "ưng cái bụng, sáng cái lòng"


(04/12/2014 10:21:13)

Phóng viên Trung Kiên (CQTT tại Yên Bái) trong một chuyến công tác vùng cao

Gần 100 nhà báo TTXVN thường trú tại các tỉnh, hàng trăm lượt cán bộ, phóng viên các đơn vị mỗi năm nhiều lần lặn lội đến những vùng xa xôi nhất, khó khăn nhất của đất nước để có được những tin, bài, những bức ảnh, những phút tin truyền hình về đồng bào 53 dân tộc thiểu số (DTTS) và nhân dân sống ở những vùng khó khăn nhất của đất nước... Một lượng khá lớn thông tin văn bản của Ban biên tập (BT) tin Trong nước, Ban BT tin đối ngoại, Ban BT tin Kinh tế, thông tin hình ảnh của Ban biên tập Ảnh về đề tài dân tộc thiểu số và miền núi được TTXVN cung cấp hàng ngày.

Đó là nói về thông tin nguồn, là "đầu vào". Còn đầu ra? Mỗi số báo Tin tức hàng ngày một trang Dân tộc &Miền núi. Mỗi số báo Tin tức hàng tuần một chuyên đề Dân tộc&Miền núi thời lượng 3 trang. Mỗi tháng, Báo ảnh Dân tộc & Miền núi song ngữ xuất bản 5 ấn phẩm bằng chữ viết của  5 đân tộc Khmer, Bahna, Jrai, Êđê, Chăm. Rồi Kênh truyền hình thông tấn với chuyên mục "Biển đảo biên giới" thường  xuyên đưa thông tin về vùng DTTS đến với khán giả. Bên cạnh đó, Việt Nam News, Le Courrier du Vietnam, Báo ảnh VN, Thể thao & Văn hóa, Khoa học và Công nghệ...; báo điện tử VietnamPlus và các trang web của các báo, tạp chí in cũng đều đặn thông tin về đề tài này....

Khối lượng sản phẩm thông tin đó cho thấy, TTXVN rất coi trọng mảng thông tin hướng tới vùng DTTS và miền núi cũng như thông tin về những vùng này tới nhân dân cả nước và công chúng quốc tế. 

Theo đánh giá của lãnh đạo ngành, nhìn chung, thông tin thông tấn đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin về mọi mặt của đồng bào; là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân trong vùng; tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới bà con và là các kênh thông tin để chuyển tải ý kiến, kiến nghị của bà con tới chính quyền; kịp thời định hướng dư luận đối với những thông tin sai lệch của các thế lực thù địch...

Tuy nhiên, thông tin dành cho vùng DTTS và miền núi cũng như thông tin về các vùng này của TTXVN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đồng bào cũng như yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta đối với các vùng chiến lược này. Vẫn còn những góc khuất trong đời sống của đồng bào chưa được phản ánh. Vẫn còn những tin bài diễn đạt lòng thòng, rắc rối, ngay người đọc có trình độ cũng còn khó hiểu, huống chi những người dân miền núi mộc mạc... Do đó, việc đổi mới trong cách tiếp cận, truyền tải thông tin tới vùng DTTS và miền núi được xác định là yêu cầu cấp thiết đối với TTXVN hiện nay.

Vậy chúng ta phải đổi mới như thế nào, để đổi mới, cần phải có những điều kiện gì? Nội san Thông Tấn xin trích giới thiệu ý kiến một số "người trong cuộc" về vấn đề này.

Các tay máy TTX đã cố gắng phác họa bức tranh đa sắc về vùng dân tộc thiểu số. Nhưng vẫn cần cố gắng hơn nữa.

1.Tổng biên tập báo Tin tức Nguyễn Quang Vinh

Phải nâng cao chất lượng thông tin trên báo in và đưa báo đến tận tay người đọc

       Trước nhu cầu của công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí... đối với đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng dân tộc, báo Tin Tức đã có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là ưu tiên chăm lo cho đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

       TTXVN nói chung và báo Tin Tức nói riêng đã tăng cường thông tin, làm sâu sắc và hiệu quả hơn công tác tuyên truyền về những chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ đối với Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cũng như việc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách đó tại các địa phương, cơ sở. Những thông tin này đã góp phần  giữ vững thông tin định hướng nhưng mở rộng biên độ thông tin, chú trọng luồng thông tin phản biện, phản hồi; nắm vững quan điểm, chủ động đưa những thông tin nhạy cảm về chính trị, kinh tế, xã hội mà không gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, nhằm ngăn chặn những luồng thông tin cố ý xuyên tạc. (...) Đặc biệt chú trọng nâng cao tính chiến đấu và tính định hướng trong việc đưa những thông tin về những vụ việc chưa tốt để định hướng dư luận và giữ vững lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền.

Tuy nhiên, có hai vấn đề cốt lõi là nâng cao chất lượng thông tin trên báo in và đưa báo đến tận tay người đọc. Chỉ khi kết hợp được hai yếu tố này thì mới tạo nên hiệu quả thông tin cao. Do đó phải tạo ra cơ chế cấp phát báo, đưa báo đến tận tay các đối tượng bạn đọc; đặc biệt là cán bộ trong hệ thống chính trị, những người có uy tín trong xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua nội dung các chuyên đề, chuyên trang; những thông tin chuyển tải trên chuyên đề, chuyên trang phải được phổ biến, lan tỏa sâu rộng đến cán bộ và nhân dân ở nơi xa nhất, khó khăn nhất của ba vùng này để cán bộ và nhân dân ở đây hiểu rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

           2.Trưởng Ban biên tập Ảnh Phạm Đình Quyền
           Thông tin ảnh về dân tộc, miền núi bằng cả trách nhiệm lẫn tình cảm                              
Trước hết, cần khẳng định rằng, đề tài dân tộc và miền núi luôn chiếm một vị trí quan trọng trong thông tin của Ban BT Ảnh trong suốt những năm qua. Với trọng trách của những người làm báo thông tấn, bằng tất cả tình cảm, nhiệt huyết, ống kính các thế hệ phóng viên luôn theo sát những đổi thay, diễn biến thời sự, dù xảy ra trên những đỉnh núi Việt Bắc trập trùng mây phủ hay nơi những đại ngàn ngập nắng và tràn gió Tây Nguyên...

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ảnh thông tấn chúng ta vẫn quen với mô típ biểu dương, ca ngợi, thích săn tìm những bức ảnh song hành với những con số đẹp. Đương nhiên, những thành tựu mà chúng ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các vùng dân tộc, miền núi trong suốt những năm qua, đặc biệt là công cuộc xóa đói, giảm nghèo là cực kỳ to lớn và khối tư liệu ảnh không hề nhỏ về những thành tựu này là hoàn toàn đúng hướng. Tuy nhiên, dườn như chúng ta còn thiếu quá những bức ảnh để lại cho người xem, đặc biệt là những người làm công tác quản lý, những nhà hoạch định chính sách những trăn trở, băn khoăn.

 Chúng ta không săn tìm những chi tiết để phủ nhận cái toàn cục, song cũng không nhân danh toàn cục mà "quên" đi những mảng còn xám trong cuộc đời. Để nhận ra những mảng xám ấy, đòi hỏi không chỉ ở người làm báo một ý thức chính trị, một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, một trái tim nhạy cảm, mà đòi hỏi cái "tầm", cái "dũng" của người biên tập, quản lý. Miền núi của chúng ta còn nghèo lắm. Cuộc sống của đồng bào dân tộc còn gian nam lắm.(...) Chúng ta cần lắm những bức ảnh biết làm "đau lòng người". Những bữa cơm chỉ có măng rừng và rau dại, những ngôi nhà run rẩy trước mỗi cơn lũ về...Những bức ảnh sẽ làm xã hội bớt đi sự vô cảm, và hơn cả, sẽ góp phần tạo nên một sự đồng lòng, một nỗ lực mới trong việc xây dựng, phát triển vùng dân tộc, miền núi.

Tháng 10 này, một số phóng viên Ban BT Ảnh, những người đầu tiên xung phong đi thường trú tại các địa bàn miền núi, dân tộc trọng điểm và các địa bàn quan trọng khác, sẽ lên đường. Mang theo tất cả tình cảm, trách nhiệm sâu sắc và ý thức chính trị lớn lao của những người làm báo thông tấn, họ đến với đồng bào dân tộc, đến với những vùng đất còn nhiều khó khăn gian khổ để sống cùng, cảm nhận cùng đồng bào trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ, để mỗi bức ảnh gửi về "nặng tình" hơn, mang nhiều hơi thở của cuộc sống hơn, góp phần vào sự nghiệp thông tin vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, miền núi, vì mục tiêu nước giàu, dân mạnh, xã hội công bàng, dân chủ và văn minh.

3.Trưởng Ban biên tập tin Trong nước Hà Mai An

       Cần mở rộng nguồn thông tin, đa dạng hóa các chủ đề

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong thời gian tới, Ban BT tin Trong nước tập trung mở rộng nguồn thông tin, đa dạng hóa các chủ đề thông tin, tạo nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đúng định hướng. Tăng cường thông tin thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, đi sâu phản ánh những thuận lợi cũng như những khó khăn, bất cập trong thực hiện các chủ trương, chính sách trong thực tiễn đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chú ý thông tin về đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi.

Phóng viên thường trú tại các địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS cần chú ý khai thác, phản ánh đặc thù trong phát triển kinh tế- xã hội ở các địa bàn, những nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong đời sống văn hóa - xã hội; phản ánh tiếng nói của đồng bào DTTS trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Đồng thời chú ý khai thác, phát hiện những vấn đề mới, vấn đề nóng trong đời sống xã hội vùng miền núi, dân tộc, thông tin kịp thời, đúng định hướng.

4.Tổng biên tập Báo ảnh Dân tộc và Miền núi Trần Quốc Khánh

Để thông tin thực sự đến với đồng bào

Thời gian tới Báo ảnh Dân tộc và Miền núi xác định phải làm tốt hơn một số việc sau đây:

- Một là tiếp tục cải tiến, đổi mới chuyên trang, chuyên mục, tổ chức trang báo, cân đối vùng miền để nội dung thông tin bám sát hơn thực tiễn và nhu cầu thông tin của đồng bào, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa. Khắc phục chữ viết còn nhỏ, bài viết có lúc hơi dài, cách trình bày có số, có chuyên mục chưa đẹp.

- Hai là tiếp tục nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng công tác của đội ngũ phóng viên, biên tập, họa sĩ thiết kế ngay tại tòa soạn.

- Ba là tiếp tục phối hợp tốt hơn với các CQTT tại các tỉnh trong việc cung cấp tin, bài, ảnh cũng như trao đổi thông tin cần thiết cho mỗi số báo, đặc biệt là có thêm nhiều hơn thông tin từ cơ sở, bạn đọc.

- Bốn là tiếp tục củng cố đội ngũ cộng tác viên truyền thống và phát triển thêm đội ngũ cộng tác viên mới tại các địa phương, đặc biệt là những cây bút, tay máy là người dân tộc thiểu số.

- Năm là phối hợp có hiệu quả hơn nữa các cá nhân, đơn vị trong công tác biên dịch, hiệu đính; kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác biên dịch, biên tập của tòa soạn, đảm bảo tối đa tính chính xác, kịp thời gian, phù hợp với tâm lý và nhận thức của đồng bào trong việc chuyển ngữ.

Theo Nội san Thông tấn, số 11/2014

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Làm tin hình về biểu tình ở Hong Kong - sự phối hợp mang lại thành công (04/12/2014 09:56:08)

Một năm làm quen với nghề, với ngành (04/12/2014 09:51:25)

Nâng cao hiệu quả xuất bản, phát hành Báo ảnh Dân tộc và Miền núi (31/10/2014 16:04:10)

Hội thảo thông tin tuyên truyền về biển đảo bằng tiếng nước ngoài (31/10/2014 15:58:38)

Thành phố Hồ Chí Minh và TTTXVN tăng cường hợp tác thông tin (31/10/2014 15:37:18)

"XÃằy" háỨầp dáỨền hẳắn là "káỪẶ xáỨầu" (31/10/2014 10:54:57)

“Đoảng như ba “chàng” phóng viên Đồng Tháp (31/10/2014 10:36:01)

Thông tấn xã Nga mừng "sinh nhật" bằng việc lấy lại tên gọi lịch sử -TASS (03/10/2014 14:55:12)

"BáỨễt mÃễ" cho bÃắo ẢỔiáỪẬn táỪễ: NẢẶm cÃƠng cáỪầ giÃỨp bài viáỨƯt sáỪỔng ẢỔáỪỎng hẳắn  (05/09/2014 15:41:31)

Thông tin truyền hình: Phát huy thế mạnh từ cơ quan thường trú tại địa phương (05/09/2014 15:26:39)