Thứ ba, ngày 23/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Thông tấn xã Nga mừng "sinh nhật" bằng việc lấy lại tên gọi lịch sử -TASS


(03/10/2014 14:55:12)

"KáỪẶ táỪề ngày hÃƠm nay (01/9/2014) ThÃƠng táỨần xÃặ chÃễnh tháỪẹc cáỪậa Nhà nẳồáỪỈc Nga sáỨơ láỨầy láỨắi tÃến gáỪỄi láỪỀch sáỪễ cáỪậa mÃểnh là TASS" - TáỪỚng giÃắm ẢỔáỪỔc ThÃƠng táỨần xÃặ Nga ITAR-TASS Sergey Mikhailov ẢỔÃặ long tráỪỄng tuyÃến báỪỔ nhẳồ váỨễy hÃƠm 1/9 váỪềa qua, trong LáỪẦ káỪở niáỪẬm 110 nẢẶm Ngày thành láỨễp hÃặng.

Trụ sở chính của TASS tại Moskva

Trở lại với lịch sử, cách đây hơn 1 thế kỷ, hãng tin nhà nước Nga đầu tiên ra đời vào ngày 01/9/1904 bởi một sắc lệnh của Nga hoàng Nikolai Đệ nhị với tên gọi ban đầu là Hãng thông tấn Saint-Petersburg (thành phố Saint-Petersburg lúc đó là thủ đô nước Nga).

            Ba năm sau khi Liên Xô ra đời, vào năm 1925 Thông tấn xã chính thức của Nhà nước Xôviết mới bắt đầu mang tên gọi TASS (viết tắt cả 4 từ trong tiếng Nga là Telegrafoye Agentstvo Sovietskogo Soyuza, nghĩa là "Thông tấn xã Liên Xô").

            Năm 1991 Liên Xô tan rã. Thông tấn xã của nhà nước Nga thời kỳ hậu Xôviết mang một cái tên mới, hơi dài dòng: Thông tấn xã Nga - Thông tấn xã của các quốc gia có chủ quyền (Informatsionno - Telegrafnoye Agentstvo Rossii - Telegrafnoye Agentstvo Suverennykh Stran, viết tắt là ITAR-TASS). Một cách ngẫu nhiên, tên gọi mới của hãng thông tấn nhà nước Nga có cái "đuôi" TASS. Nhưng thực tế, cái "đuôi" này lại được nhiều người thích hơn cái "đầu" ITAR, bởi lẽ nó thể hiện truyền thống được khởi nguồn từ năm 1934. Năm đó, lần đầu tiên trên các đài - báo của Liên Xô xuất hiện dòng chữ "TASS được quyền tuyên bố..." mào đầu cho các thông tin quan trọng thể hiện quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô về các vấn đề trong nước và quốc tế. Kể từ đó, trong đầu mỗi người dân Liên Xô, mỗi người dân Nga, TASS đồng nghĩa với thông tin chính thống, chính xác, thể hiện lập trường, quan điểm của lãnh đạo nhà nước.

Một đoàn cán bộ, phóng viên TTXVN thăm và làm việc với hãng thông tấn Nga ITAR - TASS theo Thỏa thuận hợp tác giữa hai hãng

            Đó cũng chính là thông điệp mà lãnh đạo Thông tấn xã Nga TASS muốn chuyển tải đến các đối tác, khách hàng và bạn đọc khi lấy lại tên gọi lịch sử này. Thay cho lời giải thích, Tổng giám đốc của "TASS mới" - ông Sergay Mikhailov, bình luận một cách thiết thực và ngắn gọn về sự kiện này: "TASS là một thương hiệu mạnh". Còn Phó Tổng giám đốc thứ nhất Mikhail Gusman thì phân tích sâu sắc và hình tượng hơn: "TASS không đơn giản là 4 chữ cái viết tắt, cũng không đơn thuần là tên gọi của một thương hiệu lịch sử vĩ đại. TASS thực sự còn là một kho báu quốc gia". Trong chỗ riêng tư, các đồng nghiệp TASS giải thích rõ thêm rằng hãy coi "TASS" bây giờ là tên riêng của hãng thông tấn quốc gia Nga, và xin đừng cố lý giải nó bằng ngữ nghĩa khởi thủy của 4 từ được viết tắt bởi 4 chữ cái T-A-S-S.

            Xét từ góc độ "chính danh", TASS là thông tấn xã chính thức của nhà nước Nga. Về thực chất, đây là một trong những tổ hợp sản xuất thông tin lớn nhất của nước Nga. Thông tấn xã Nga TASS hiện nay có hơn 5.000 bạn hàng chính thức (là các bạn hàng có ký hợp đồng mua tin chính thức của hãng), trong số này có hơn 1.000 bạn hàng là các phương tiện thông tin đại chúng. TASS hiện có mạng lưới phóng viên rộng khắp thế giới với hơn 70 cơ quan thường trú ở nước ngoài và gần 50 cơ quan đại diện khu vực và cơ quan thường trú trong nước. Từ rất lâu trước khi khái niệm "đa phương tiện" (multimedia) ra đời, TASS đã sản xuất thông tin video (bên cạnh các thông tin văn bản và photo truyền thống). Trong lĩnh vực thông tin bằng ảnh (photo), TASS là hãng lâu đời nhất và luôn luôn giữ vị trí "ngân hàng ảnh" hàng đầu ở Nga. Kho ảnh của TASS hiện lưu giữ hơn 1 triệu ảnh và phim âm bản.

Quan hệ giữa TTXVN và TASS đã hình thành chỉ ít lâu sau khi Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - từ những năm 50 của thế kỷ trước. Các vị nguyên Tổng giám đốc TTXVN Đào Tùng và Tổng giám đốc TASS S.Losev là những người đã có đóng góp rất lớn cho quá trình xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống rất có hiệu quả giữa hai cơ quan thông tấn của Việt Nam và Liên Xô. Mối quan hệ này vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển kể cả sau khi Liên Xô tan rã, với việc Thỏa thuận Hợp tác song phương được Tổng giám đốc TTXVN Hồ Tiến Nghị và Tổng giám đốc ITAR-TASS V.Ignatenko ký ngày 11/9/1998 tại Moskva. Hai cơ quan thông tấn quốc gia của Nga và Việt Nam giờ đây không chỉ hợp tác với nhau trong lĩnh vực thông tin, mà còn hợp tác rất chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn thông tin và các tổ chức thông tấn quốc tế và khu vực. Các cuộc trao đổi đoàn ở cấp lãnh đạo cũng như ở cấp phóng viên - biên tập viên hằng năm không những là hình thức trao đổi nghiệp vụ hữu ích giữa các đồng nghiệp của hai hãng thông tấn anh em, mà còn góp phần tăng cường tình hữu nghị truyền thống và sự hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Theo Nội san Thông tấn, số 9/2014

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

"BáỨễt mÃễ" cho bÃắo ẢỔiáỪẬn táỪễ: NẢẶm cÃƠng cáỪầ giÃỨp bài viáỨƯt sáỪỔng ẢỔáỪỎng hẳắn  (05/09/2014 15:41:31)

Thông tin truyền hình: Phát huy thế mạnh từ cơ quan thường trú tại địa phương (05/09/2014 15:26:39)

Mảnh đất, con người An Giang thúc giục chúng tôi lên đường (05/09/2014 15:07:03)

Đông càng phải mạnh (05/09/2014 14:22:41)

Các tòa soạn báo in làm báo điện tử: Phân vân ba ngả rẽ (31/07/2014 10:18:00)

Làm báo ở "trời Tây" (31/07/2014 09:43:43)

Chi hội nhà báo báo Tin Tức: Ươm mầm giải, hái thành công (31/07/2014 09:35:59)

Những "mỏ vàng" Thông tấn (30/07/2014 16:14:41)

Sẽ có nhà báo rô bốt? (01/07/2014 14:36:06)

Phóng viên thường trú Bangkok - Những trải nghiệm khó quên (01/07/2014 10:59:26)