Thứ năm, ngày 09/05/2024

Kỹ thuật - Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh và mối đe dọa với báo chí kỹ thuật số


(22/09/2023 11:49:16)

Cạnh tranh từ các công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh có thể đe dọa nguồn thu của các tòa soạn báo điện tử. Nghiên cứu về công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh và hành vi của độc giả có thể giúp các tòa soạn báo hiểu được những thách thức mà họ đang phải đối mặt và tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề này.


Trí tuệ nhân tạo tạo sinh, hay AI tạo sinh (Generative Artificial Intelligence), mô tả các thuật toán (chẳng hạn như ChatGPT) có thể được sử dụng để tạo nội dung mới, bao gồm: âm thanh, mã, hình ảnh, văn bản, mô phỏng và video. Hình thức tiện lợi này cho phép máy tính tạo ra tất cả các loại nội dung mới và thú vị, từ âm nhạc, nghệ thuật, báo chí đến toàn bộ thế giới ảo. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang rất được quan tâm, thm chí gây nhiu tranh cãi không ch trong gii truyn thông mà c gii phát trin công ngh và các nhà hoch định chính sách.
 
Theo Hiệp hội Truyền thông tin tức quốc tế (INMA), lượng truy cập các trang tin tức trực tuyến có thể sụt giảm tới 29% và tỷ lệ đăng ký mới giảm 38% nếu các công ty công nghệ tiếp tục mở rộng quy mô điện toán của các công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh, mặc dù quá trình này có thể mất tới vài năm.
 
CEO của tập đoàn News Corp, ông Robert Thomson đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa của AI đối với ngành báo chí. Các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo đã thu thập dữ liệu từ báo chí để làm thông tin nguồn cho mô hình của họ mà không hề xin phép, cũng như không hề trả phí. Các mô hình này sau đó sẽ tổng hợp lại các bài viết gốc và cung cấp thông tin theo nhu cầu của độc giả. Điều này khiến cho nhu cầu truy cập bài viết gốc ít dần đi, đồng thời phá vỡ mô hình kinh doanh truyền thống từ trước đến nay của các trang tin tức.
 
Vậy, mối đe dọa lớn tới mức nào?
 
Trải nghiệm tìm kiếm mới
 
Ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT do OpenAI phát triển đã trở thành một hiện tượng gây sốt trên khắp thế giới, đạt kỷ lục hơn 100 triệu người dùng chỉ sau hai tháng. Thành công to lớn này đã thúc đẩy cả Google và Microsoft tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào công cụ tìm kiếm cũng như tung ra dịch vụ chatbot mới cạnh tranh với ChatGPT.
 
Với Bing (công cụ tìm kiếm do Microsoft phát triển và điều hành), người dùng có thể chọn xem danh sách liên kết theo kiểu truyền thống hoặc tham gia trò chuyện với chatbot. Trong khi đó, bản demo của công c tích hp trí tu nhân to ca Google lại hiển thị câu trả lời trực tiếp (có thể dẫn nguồn tới một trang khác) phía trên danh sách các liên kết. Nhưng cả hai công ty đều chưa công bố bất kỳ số liệu thống kê nào về tần suất người dùng nhấp vào các liên kết trên.
 
Gần đây, một số chuyên gia của tập đoàn Microsoft đã đưa ra một biểu đồ minh họa tượng trưng (không có tỷ lệ hay con số cụ thể nào) cho thấy phần lớn người dùng Bing vẫn tìm kiếm thông tin theo cách truyền thống thay vì phụ thuộc vào tính năng chatbot. Đồng thời cho biết, kể từ khi chatbot ra mắt, tổng lượng nhấp liên kết qua Bing đã tăng lên, song không tiết lộ tỷ lệ tăng là bao nhiêu.
 

Các công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh là những thách thức lớn đối với các trang báo điện tử hiện nay

Khảo sát định lượng
 
Theo trang StatCounter (công cụ thống kê lượt truy cập website), những kế hoạch trong tương lai của Google có sức ảnh hưởng rất lớn, vì công ty này nắm giữ tới 93% tổng thị phần tìm kiếm toàn cầu (tính đến tháng 5/2023), trong khi Bing của Microsoft chỉ chiếm vỏn vẹn 3%.
 
Về lượng truy cập, ChatGPT tuy mới ra mắt 7 tháng nhưng đã “vượt mặt” Bing (công cụ tìm kiếm ra đời từ năm 2009), với lượt truy cập “khủng”, ước tính lên tới 1,8 tỉ lượt (tháng 5/2023). Trong khi đó, Google vẫn khẳng định vị thế của mình với 88 tỉ lượt truy cập - gấp 30 lần so với lượt truy cập của cả ChatGPT và Bing cộng lại.
 
Trong cuốn sách Understanding Search Engines (tạm dịch: Hiểu về công cụ tìm kiếm) phát hành năm 2023, tác giả Dirk Lewandowski đã tổng hợp và phân loại các dạng câu hỏi tìm kiếm dựa trên mục đích của người dùng. Cụ thể, có 3 loại câu hỏi tìm kiếm như sau:
 
- Câu hỏi điều hướng (chiếm từ 22% - 42% tổng lượt truy cập): khi người dùng có ý định tìm đến một trang web cụ thể.
 
- Câu hỏi tìm kiếm thông tin (11% - 39%): khi người dùng mong muốn tiếp nhận kiến thức mới.
 
- Câu hỏi về vấn đề giao dịch (khoảng 22%): khi người dùng có nhu cầu mua sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ bất kỳ.
 
Cả 3 dạng tìm kiếm trên đều có thể dẫn đến những trang tin tức mới. Tuy nhiên, công ngh AI to sinh có kh năng tác động mnh m ti nhng câu hi liên quan ti thông tin và giao dch, bằng việc đáp ng tt yêu cu ca người dùng khi đưa ra nhng câu tr li trc tiếp mà không cn dn link. Vì thế, lượt nhn vào đường link dn cũng ít hơn.
 
Nghiên cứu cũng cho thấy, người dùng hầu như chỉ tập trung vào kết quả tìm kiếm đầu tiên hiện ra, thay vì kéo xuống để tìm thông tin ở những đường link bên dưới (đặc bit khi tìm kiếm bằng điện thoại di động). Việc cung cấp câu trả lời trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm sẽ nâng cao mức độ hài lòng của người dùng, đồng thời tăng tương tác cho các trang tìm kiếm này. Song, xu hướng này lại dẫn đến tình trạng lượt truy cập vào các trang web giảm đi đáng kể.
 
Tiến trình ra mắt chế độ trả lời tự động tích hợp AI của Bing và Google có thể sẽ chậm lại bởi vấn đề chi phí, nhưng cả 2 công ty đều đang quyết tâm để tin ích này có mặt trong thời gian sớm nhất. Chia sẻ với phóng viên hãng Reuters, Chủ tịch tập đoàn công nghệ đa quốc gia Alphabet, ông John Hennessy cho biết, việc xử lý một câu hỏi với sự can thiệp của AI tốn kém gấp 10 lần so với việc tìm kiếm dựa trên từ khóa thông thường. Trong trường hợp khó khăn nhất, vấn đề này sẽ phải giải quyết trong một vài năm. Vì vậy, các tòa soạn báo vẫn còn thời gian để ứng phó với sự chuyển đổi này.
 

Xác định mức độ rủi ro

Theo Chartbeat (công ty công nghệ cung cấp và phân tích dữ liệu cho các nhà xuất bản toàn cầu), trong quý đầu tiên của năm 2023, khong 29% tng lưu lượng truy cp các trang tin tc đến t công c tìm kiếm. Con s này cao gp đôi so vi tng lượt xem t mng xã hi, vn ch chiếm 15%.
 
Sự phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm còn thay đổi theo từng khu vực. Ở Bắc Âu và châu Mỹ, chỉ khoảng 16% và 20% tổng lượng truy cập đến từ các công cụ tìm kiếm, cho thấy các trang báo điện tử ở khu vực này không phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ.
 
Tuy nhiên, khu vực châu Á, châu Phi và Nam Âu lại phụ thuộc nhiều hơn với tỉ lệ lần lượt là 38%, 34% và 33%. Điu này đã khiến các trang web tin tc ti khu vực này dễ lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm giảm. Theo báo cáo Xu hướng báo chí thế giới (World Press Trends) của Hiệp hội Báo chí thế giới, các trang báo điện tử ở những khu vực này ít khi thu phí đối với độc giả, mà nguồn thu chủ yếu dựa vào quảng cáo.
 
Cạnh tranh từ các công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo cũng có thể đe dọa tới doanh thu từ việc thu phí người đọc. Theo công ty phân tích Piano, vào tháng 12/2022, 50% người dùng gặp phải “bức tường phí”(paywall) thông qua chuyển hướng từ các công cụ tìm kiếm và trong số những người đăng ký trả phí sau khi gặp phải bức tường phí, chỉ có 38% biết đến dịch vụ thông qua công cụ tìm kiếm. Số lượng này xếp thứ hai, đứng sau nguồn liên kết trực tiếp và nhiều hơn hẳn so với lưu lượng truy cập từ mạng xã hội (chiếm 14% lượng độc giả gặp phải tường phí và 5% lượng độc giả đăng ký trả phí)./.
 
Nội dung: Thành Nguyên, Phương Anh, Dạ Thảo
 
Đồ ha: Ngọc Hà, Quang Anh

Nội san Thông tấn số 8/2023

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Xu hướng chuyển đổi số báo chí - Con đường tất yếu (02/08/2022 16:20:34)

Trí tuệ nhân tạo trong báo chí (01/06/2020 15:43:42)

Chỉ số PA & DA trong SEO (04/09/2019 10:43:14)

diemthi.vnanet.vn - Công cụ xử lý "dữ liệu lớn" cho báo chí  (01/08/2019 14:43:23)

Triển khai chữ ký số chuyên dùng tại TTXVN (03/05/2019 15:37:49)

Website của bạn đã chuẩn SEO? (04/09/2018 16:56:24)

Ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính  (02/08/2017 15:25:28)

Thông tấn xã Việt Nam đứng thứ hai bảng xếp hạng về Chỉ số ICT 2016 (23/03/2017 08:49:11)

Trang thông tin điều hành tác nghiệp TTXVN (05/12/2016 10:42:24)

Biên tập viên và thuật toán: Tại sao truyền thông cần cả hai? (12/10/2015 14:48:44)