Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Trở về từ LIbi - Thử thách với lớp trẻ Vnews


(02/05/2012 16:56:27)

Trong "chiáỨƯn dáỪỀch thÃƠng tin" váỪẮ Libi, so váỪỈi nháỪống nhà bÃắo tÃắc nghiáỪẬp áỪỲ hiáỪẬn trẳồáỪŨng thÃể chÃỨng tÃƠi khÃƠng tháỪẶ so sÃắnh váỪẮ sáỪổ cẢẶng tháỨỠng, váỨầt váỨặ, cáỪổc nháỪỄc. Tuy nhiÃến, khÃỠ khẢẶn cáỪậa chÃỨng tÃƠi láỨắi là... thiáỨƯu thÃƠng tin. TháỨễt khÃỠ mà hÃểnh dung, nhà bÃắo mà thiáỨƯu thÃƠng tin thÃể cÃỗn làm ẢỔẳồáỪặc gÃể. ĐÃặ cÃỠ nháỪống chuyáỨƯn, nhÃỠm phÃỠng viÃến chÃỨng tÃƠi ẢỔi táỪề náỪễa ẢỔÃếm ra sÃằn bay, cháỪŨ ẢỔáỪặi mÃặi ráỪỘi láỨắi tráỪỲ váỪẮ tay khÃƠng. LÃặnh ẢỔáỨắo Vnews cháỪẸ ẢỔáỨắo: "KhÃƠng cÃỠ tin táỪẹc cĂẹng là thÃƠng tin. VáỨễy cáỪẹ xáỪễ lÃơ tháỨễt linh hoáỨắt".

Phóng viên An Chinh đưa tin về Bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp

 

Ê kíp thực hiện tuyến thông tin người lao động Việt Nam từ Libi trở về nước của Truyền hình Thông tấn chúng tôi có gần chục người, luân phiên ca kíp làm đêm, làm ngày. Những ngày đầu tiên của "chiến dịch" thông tin này là những ngày vất vả nhất. Thông tin về các chuyến bay đầu tiên đưa lao động về nước cứ trục trặc, chúng tôi bảo nhau phải bám trụ bằng được, không thể để lỡ bất cứ hình ảnh nào của sự kiện quan trọng này. Hai biên tập viên thay nhau túc trực ở sân bay Nội Bài cùng với quay phim và lái xe. Có thể nói, đó là những ngày không bao giờ quên. Trong cái lạnh của đợt gió mùa đông bắc muộn, những ngày ấy chúng tôi luôn bị thiếu ngủ, lắm khi còn bị cơn đói hành hạ... Làm truyền hình, đặc biệt là Truyền hình Thông tấn, chúng tôi phải chạy đua với thời gian để có sớm nhất, chính xác nhất các thông tin về sự kiện, truyền về cơ quan một cách nhanh nhất những hình ảnh đầu tiên của người lao động. Và rồi sau rất nhiều chờ đợi, những hình ảnh đầu tiên cùng nụ cười và nước mắt của các nhân vật đã lọt vào ống kính và được truyền từ sân bay về bộ phận trực đêm ở Trung tâm để xử lý cho bản tin sáng. Những phóng viên Vnews chúng tôi vinh dự nằm trong số ít nhà báo được trực tiếp tác nghiệp trong sân bay cũng như tiếp cận những nguồn thông tin quan trọng.

Tác phẩm "Trở về từ Libi" được lên sóng vào giữa tháng 3/2011, khi ấy, chuyến máy bay cuối cùng chở người lao động về bằng đường hàng không đã thành công nhưng còn hơn 1000 lao động đang thực hiện hải trình kéo dài cả tháng qua hàng ngàn hải lý từ vùng chiến sự xa xôi để "về với quê mẹ", ngày 4/4/2011 mới cập bến ở Quảng Ninh. Điều đó lý giải vì sao "Trở về từ Libi" không thấy xuất hiện những cảnh quay cuối cùng về lao động về bằng đường biển. Tuy nhiên vào thời điểm đang nóng nhất của sự kiện thì "Trở về từ Libi" không thể để muộn hơn. Cũng do tính chất thời sự, tác phẩm này được làm hậu kỳ khá gấp gáp nên đã không tránh khỏi những thiếu sót về mặt kỹ thuật, hình ảnh: Cảnh quay chưa được đầu tư công phu, đôi khi lặp hình, hình ảnh hơi vỡ nét, rung, thiếu sáng...

Đến bây giờ, một năm đã qua kể từ khi xảy ra sự kiện Libi, tôi vẫn không quên hình ảnh nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng trong bộ trang phục giản dị, chân đi giày thể thao, vai khoác túi vải mộc mạc ở sân bay Nội Bài khi chuẩn bị sang Ai Cập, mang theo lương thực tiếp tế cho các lao động còn đang kẹt ở các nước. Tôi cũng còn nhớ lời một người lao động trở về tâm sự với tôi rằng, trước đây họ chỉ hô "Tôi yêu Việt Nam" khi đội tuyển bóng đá nước nhà thi đấu ở nước ngoài. Thế nhưng, đến khi chính những cổ động viên nhiệt thành này ra nước ngoài lao động, được Chính phủ giải cứu trở về an toàn trong khi tâm trí vẫn còn bị ám ảnh bởi tiếng bom, đạn nơi xứ người, thì "Tôi yêu Việt Nam" được họ cất lên, không chỉ bằng lời, mà bằng cả tấm lòng của những người con được trở về Đất Mẹ. Và tôi nhớ hơn cả là kỷ niệm những ngày cả nhóm Vnews lăn lộn để làm nên "Trở về từ Libi".

Giải A Giải báo chí TTXVN năm 2011 cho "Trở về từ Libi" là phần thưởng rất lớn đối với chúng tôi - những phóng viên truyền hình còn non trẻ cả về tuổi nghề và tuổi đời - động viên, cổ vũ cho những người trẻ tiếp tục đam mê, cống hiến cho nghề, cho sự phát triển của ngành.

An Chinh (Truyền hình Thông tấn)
Theo Nội san Thông tấn, số 4/2012