Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Phóng sự


(29/02/2012 09:49:51)

Những gì nhìn thấy, những gì nghe thấy": mọi thứ đều diễn ra ngoài hiện trường. Phóng viên phải sử dụng mọi giác quan, phỏng vấn đối tượng, thu thập thông tin sẽ được dùng trong bài. Chất liệu cho một phóng sự hay thường ở góc phố, ngay trước mắt chúng ta.

          

1. Định nghĩa cơ bản: Phóng viên thuật lại một cách sống động những điều anh ta nhìn và nghe thấy

- Thuật lại: Phóng viên kể những việc cụ thể, những địa điểm, những cảnh, những phát biểu...

- Một cách sống động: Phóng sự cần phải chỉ ra một thực tế sinh động hoặc làm sống lại một thực tế. Điều này ngược với cách xử lý thông tin đơn thuần.

- Những điều nhìn thấy, nghe thấy: Mắt là "công cụ" đầu tiên của phóng viên. Và những điều mà mọi người (diễn viên, người tham gia, khán giả, nhân chứng...) biết, nghĩ, nhìn thấy rồi kể lại là rất quan trọng.

 

2. Một số định nghĩa khác

 - Độc giả cũng chính là khán giả. Vì vậy, phải làm sống lại sự kiện, khiến cho độc giả có cảm giác được tham gia vào đó. Độc giả phải cảm thấy liên quan và đồng nhất với nhân vật.

- PV phải vận dụng mọi giác quan. Lối viết hình tượng giúp độc giả đắm mình vào hành động, giống như khi đọc một tiểu thuyết hay hoặc xem một bộ phim hấp dẫn.

- Phóng sự không chỉ đưa ra thông tin đơn thuần mà phải là những thông tin hấp dẫn. PV viết về sự kiện theo cách kỹ lưỡng hơn, độc đáo hơn, gần gũi đời thực hơn. Mỗi khi nhận được thông tin, PV phải tự hỏi: Có thể làm thành một phóng sự được không? Hơn nữa, phóng sự là thể loại hấp dẫn mọi đối tượng độc giả.

- Phóng sự là cách bổ sung tốt nhất cho những thông tin chính thức. Qua lăng kính của nhà báo, độc giả khám phá thực tế mà PV đã trải nghiệm hay lớp dưới của bề mặt thông tin chính thống.

- Phóng sự giúp người ta hiểu rõ hơn. Một phóng sự hay thì tốt hơn một phát biểu dài.

- Phóng sự kể lại một câu chuyện. Phóng sự đòi hỏi phải có một kịch bản hay, vì thế phải có một dàn ý tốt. Ở đó, các nhân vật là mấu chốt.

- Phóng sự khiến cho độc giả thèm muốn được chứng kiến sự kiện mà anh ta đọc được trong bài.

- Phóng sự không phải là một thể loại báo chí hời hợt. Nó phải chứa đựng những sự việc, những lời nói có ý nghĩa. Cần tránh viết những phóng sự diễn đạt khéo léo nhưng trống rỗng hoặc những bài có tính phóng đại.

 

3. Những phẩm chất cần phát huy: Cởi mở và ham hiểu biết

- Tò mò và đầu óc tươi mới: Khi viết, cần gạt bỏ những thành kiến, phải biết ngạc nhiên và xúc động.

- Thích tiếp xúc với mọi người. Cần phải có khả năng trò chuyện với người lạ, kể cả những người mà bạn ghê sợ khi lại gần. Không được bàng quan trước con người.

- Nhạy cảm: Cần phải cảm nhận được một cách nhanh nhạy các tình huống.

- Nhanh nhẹn, sẵn sàng, tập trung: Dễ dàng di chuyển, có nhiều phát hiện, ghi chép nhiều và chính xác.

- Có một phong cách viết riêng biệt, không trộn lẫn.

 

4. Các loại phóng sự

- Sự kiện thời sự: Dự tính trước hoặc bất ngờ. Nếu nó kéo dài, cần phải biết tìm những địa điểm và góc độ khác nhau để có được những bài viết độc đáo và bổ sung những nội dung đã viết.

- Dịp cần nắm bắt: Sự kiện giúp độc giả khám phá một thực tế. Trong trường hợp này, phóng sự làm sáng tỏ một đề tài lặp đi lặp lại.

- Tình huống trải nghiệm: Đây là một đề tài không có giới hạn. Một vấn đề thời sự, một câu hỏi của ban biên tập hay mong muốn của một PV được giới thiệu một mặt của đời sống xã hội.

- Bối cảnh là chủ đề: Phóng sự giới thiệu một địa điểm, với những nhân vật. 

Theo Nội san Thông tấn, số 02/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

9 chìa khóa thay đổi thiết kế của một tờ báo (29/02/2012 09:47:04)

Trình bày báo hiện đại (29/02/2012 09:41:02)

Thông tin đối ngoại trước yêu cầu đổi mới (29/02/2012 09:04:37)

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới (28/02/2012 16:31:29)

2011 - Năm đẫm máu với giới truyền thông quốc tế (28/02/2012 16:15:33)

Phân xã trong nước với tầm nhìn năm 2020 (28/02/2012 15:20:23)

Cần một "bản quy hoạch tổng thể" cho hệ thống Phân xã  (28/02/2012 15:09:41)

Bế giảng lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ thôn tấn K25 (17/01/2012 14:44:18)

Nhật ký 150 ngày trên "ghế nóng TT&VH"  (17/01/2012 13:20:15)

Nghỉ Tết dài hơn, lo tin nhiều hơn  (17/01/2012 13:14:44)