Thứ sáu, ngày 29/03/2024

Tìm hiểu báo chí

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới


(28/02/2012 16:31:29)

ĐÃằy là cÃắc báỪẹc áỨặnh ghi láỨắi dáỨầu áỨần cáỪậa cáỨặ máỪỎt tháỪŨi ẢỔáỨắi hoáỨởc táỪỔ cÃắo táỪỎi Ãắc kinh hoàng cáỪậa chiáỨƯn tranh, ẢỔẳồáỪặc táỪŨ Telegraph ẢỔÃắnh giÃắ là ẢỔÃặ cÃỠ tÃắc ẢỔáỪỎng làm thay ẢỔáỪỚi tháỨƯ giáỪỈi. ViáỪẬc bÃểnh cháỪỄn ẢỔẳồáỪặc tháỪổc hiáỪẬn nhÃằn káỪở niáỪẬm 170 nẢẶm ngày ra ẢỔáỪŨi cÃƠng ngháỪẬ cháỪầp áỨặnh (1839 - 2009).

Cảnh nhìn từ cửa sổ ở

Le Gras - 1826 cuûa Joseph Nieùpce

     

       Một tấm ảnh không có gì nhiều: Một bức tường, một mái nhà, một ống khói. Nhưng ý nghĩa nó tạo ra lại vô cùng lớn. Bức ảnh đánh dấu lần đầu tiên con người ghi lại được hình ảnh thực của thế giới. Để chụp được hình ảnh này, Joseph Niépce - một sĩ quan, thị trưởng của Nice, Pháp - đã sử dụng quy trình gọi là heliography (thuật khắc bằng ánh sáng mặt trời) với 8 giờ phơi sáng. Đây là cơ sở để năm 1839, Louis Daguerre - nhà hóa học người Pháp - phát minh ra quy trình chụp hình thực tiễn. Ngày 7/1/1839 đánh dấu sự ra đời của Nhiếp ảnh khi Viện Hàn lâm khoa học Pháp chính thức công nhận phát minh này.
 

 

Thung lũng chết chóc - 1855 của Roger Fenton
            Fenton được coi là nhiếp ảnh gia chiến tranh đầu tiên của thế giới. Năm 1855, do yêu cầu thời gian phơi sáng quá nhiều của kỹ thuật thời bấy giờ, Fenton không chụp được các bức ảnh về những trận chiến. Ông đành ghi lại hình ảnh một dải đất vắng bóng người nhưng đầy rẫy những quả đạn đại bác.

            Bức hình gần như trống không một cách kỳ lạ và đầy tính ẩn dụ này là minh chứng rằng nhiếp ảnh cũng có thể đầy triết lý và có ảnh hưởng như những bài thơ, ngay cả khi chủ đề của nó là về chiến địa.

 
 
 Nagasaki - 1945, do Không quân Mỹ chụp

            Một minh chứng cho thấy sức hủy diệt kinh khủng của con người. Đám mây hình nấm trên bầu trời Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945 đã giết chết 80.000 người và đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 

Hans Conrad Schumamnn nhảy sang Tây Berlin - 1961, của Peter Leibing

            Bức ảnh chớp được khoảnh khắc một người lính liều mình nhảy qua hàng rào dây thép gai chia cắt Đông và Tây Berlin. Ảnh lột tả mức độ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

 

 
 
 
 
 
 
 
 
Kim Phúc trong trận bom napan của Mỹ ở Việt Nam - 1972, của Nick Ut
            Hình ảnh 5 đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy trốn một cuộc bỏ bom napan. Đáng thương nhất là cô bé giữa khuôn hình - Kim Phúc - trần truồng, gào khóc với cánh tay gầy gò xương xẩu. Bức ảnh chạm đến trái tim của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới. Tấm ảnh này đã góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, khiến phong trào phản chiến thêm mạnh mẽ.
 
 
 
Kền kền chờ đợi - 1994 của Kevin Carter

            Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Phía sau, một con kền kền đang chờ em chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng.

            Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.
 
 
 
 
 

Tra tấn tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib

            Đây là một trong loạt hình ảnh về các biện pháp tra tấn và nhục hình đối với tù nhân Iraq mà quân đội Mỹ thực hiện tại nhà tù Abu Ghraib. Bức ảnh tù nhân đội mũ trùm đầu và hai tay bị trói bằng dây điện đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trong công chúng, nhất là tại Iraq. Việc công bố các hình ảnh như thế này là kết quả của cuộc điều tra do cơ quan điều tra tội phạm thuộc quân đội Mỹ tiến hành năm 2004. 

 
 

 

 

Theo Nội san Thông tấn, số 02/2012