Thứ bảy, ngày 27/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Tương lai tin tức


(03/04/2015 15:30:12)

Tin tức sẽ được truyền tải như thế nào, dưới dạng chữ viết, âm thanh hay video; sự tương tác giữa độc giả và tòa soạn có vai trò ra sao trong sự phát triển của cơ quan báo chí...Đó là những nội dung hãng tin BBC nghiên cứu để đưa ra đường hướng phát triển trong 10 năm tới.

Hãng tin BBC vừa công bố báo cáo đầu tiên về dự án Tin tức tương lai. "Dự án đưa ra những dự báo cho thập kỷ tới và chuẩn bị cho những thay đổi đó" - Giám đốc kênh thời sự BBC James Harding cho biết.

Nhằm cụ thể hóa cam kết đổi mới, cuối tháng 1/2015, BBC đã đưa vào thử nghiệm chương trình BBC Taster. Đây là chuyên mục được thiết kế để "thử thách mọi người kể câu chuyện theo cách của riêng họ, bằng cách tân dụng lợi thế của các thiết bị công nghệ hiện đại", Ralph Rivera, Giám đốc phụ trách kênh Truyền thông Tương lai của BBC cho biết.

 

Tin tức sẽ dễ tiếp cận hơn, tồn tại ở mọi nơi

Báo cáo nhấn mạnh rằng, việc kết nối Internet ngày càng trở nên "nhanh hơn, rẻ hơn và phổ biến hơn" là một yếu tố quan trọng tác động đến cách thức mà các phóng viên viết tin và cách thức độc giả tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, những bộ vi xử lý mạnh hơn - theo dự báo sẽ nhỏ hơn, rẻ hơn và nhanh hơn - sẽ dẫn đến sự "gia tăng đáng kể, không chỉ trong khả năng tính toán, mà còn ở mức độ linh hoạt và hiệu quả của hàng loạt các thiết bị và hệ thống điện tử".

Kết quả là con người sẽ có khả năng tiếp cận với tin tức nhiều hơn bao giờ hết nhờ vào sự phát triển của các mạng 4G, 5G và các thiết bị "nhỏ hơn và mạnh hơn" như điện thoại di động, máy ảnh và các thiết bị điện tử khác.

 

Gia tăng tự động hóa trong lĩnh vực báo chí

Theo ông Harding, ngày nay, máy tính có thể thay phóng viên thực hiện một số việc, chẳng hạn như tổng hợp dữ liệu. Ví dụ, một phần mềm viết báo cáo đã được tờ The Los Angeles Times sử dụng để đưa tin về trận động đất xảy ra ở thành phố Los Angeles năm 2014.

Các thuật toán được xây dựng theo hướng tự điều chỉnh và hoàn thiện, cho phép máy tính ‘tự học’ theo thời gian và phát triển trí tuệ nhân tạo. Theo đó, hàng loạt các chức năng có thể được tự động hóa và thực hiện bởi máy móc sẽ tiếp tục được phát triển.

 

 

Cộng tác tốt hơn

Ông James Harding nhấn mạnh, việc tương tác với độc giả sẽ ngày càng tăng, không chỉ dừng lại ở đề nghị chia sẻ ảnh và video hay lời bình cho các bài báo. Ông này cũng cho rằng, sự tương tác, cộng tác giữa độc giả và cơ quan báo chí có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một ví dụ cho sự cộng tác nàyPublic Insight Network (Mạng tư duy cộng đồng), sáng kiến của nhà sản xuất các chương trình truyền thanh công cộng lớn thứ hai của Mỹ American Public Media. Có hơn 215.000 người đăng ký tham gia mạng này, họ cung cấp thông tin, bình luận, phân tích về các sự kiện, câu chuyện xảy ra trong thực tế tới hơn 60 phòng biên tập tin tức trên khắp nước Mỹ của American Public Media. Đây là nguồn thông tin đa dạng và vô cùng quý giá đối với chương trình.

 

Video phổ biến hơn

Video đang trở thành đối tượng ưu tiên phát triển hàng đầu đối với nhiều tờ báo và cũng là xu hướng chung với mạng xã hội. Facebook cho biết, mỗi ngày có hơn ba tỉ người truy cập vào các video clip trên mạng xã hội này. Twitter gần đây cũng đã giới thiệu một chức năng giúp người dùng không những xem video với tốc độ nhanh hơn mà còn giúp họ tự đăng tải, chỉnh sửa và xây dựng các video clip của họ.

Theo James Harding, đây là một trong những hướng đi mà họ nhắm tới. Video đi kèm với âm thanh là những gì mà độc giả di động mong đợi.

 

Báo chí dữ liệu

Báo chí dữ liệu là một lĩnh vực khác sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Việc kết nối Internet và tốc độ xử lý của máy tính nhanh hơn sẽ thúc đẩy cách thức mà dữ liệu được thu thập, phân tích và lưu trữ.

Harding cho rằng, trong tương lai, nhiều câu chuyện sẽ được tìm thấy trong kho dữ liệu của chính phủ, các công ty. Những dữ liệu này có thể được tiếp cận theo quy định của Đạo luật Tự do Thông tin và được cung cấp bởi các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, các thiết bị cầm tay hay phương tiện bay không người lái.

BBC cũng nhấn mạnh rằng, trong khi công nghệ điện toán đám mây được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu, thì công nghệ mã hóa cũng sẽ trở nên ngày càng quan trọng để bảo vệ dữ liệu. 

Theo Nội san Thông tấn, số 3/2015

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Truýằn thông Ä‘a phặ°ặĂng tiỏằ‡n biỏº¿n Ä‘ỏằ•i bỏằ™ mỏºãt bÃĂo chÃư (08/01/2015 13:13:22)

Lời khuyên cho phóng viên trong bảo mật thông tin (04/12/2014 11:52:38)

"XÃằy" háỨầp dáỨền hẳắn là "káỪẶ xáỨầu" (31/10/2014 10:54:57)

Thông tấn xã Nga mừng "sinh nhật" bằng việc lấy lại tên gọi lịch sử -TASS (03/10/2014 14:55:12)

"BáỨễt mÃễ" cho bÃắo ẢỔiáỪẬn táỪễ: NẢẶm cÃƠng cáỪầ giÃỨp bài viáỨƯt sáỪỔng ẢỔáỪỎng hẳắn  (05/09/2014 15:41:31)

Các tòa soạn báo in làm báo điện tử: Phân vân ba ngả rẽ (31/07/2014 10:18:00)

Sẽ có nhà báo rô bốt? (01/07/2014 14:36:06)

Syria, nơi nguy hiểm nhất cho các nhà báo năm 2013 (06/05/2014 15:13:49)

Liệu BBC có bị suy vong? (06/05/2014 15:10:21)

Giải Ảnh báo chí thế giới năm 2013: Hướng về người nghèo (01/04/2014 11:39:47)