Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Vài suy nghĩ về một số từ gây băn khoăn khi sử dụng


(04/11/2008 09:54:52)

1. "SÃắt nháỨễp" hay "sÃắp nháỨễp"? Theo táỪề nguyÃến háỪỄc, phẳồẳắng Ãắn ẢỔÃỨng pháỨặi là "sÃắp nháỨễp". Nhẳồng "sÃắt nháỨễp" táỪề lÃằu ẢỔÃặ ẢỔẳồáỪặc sáỪễ dáỪầng váỪỈi táỨận sáỪỔ cao trong giao tiáỨƯp cáỪậa nhiáỪẮu táỨậng láỪỈp cÃƠng chÃỨng. KhÃƠng Ãễt ngẳồáỪŨi cho ráỨổng táỪề "sÃắt nháỨễp" dáỪẦ giáỨặi thÃễch váỪẮ Ãơ nghẢẹa (sÃắt là tiáỨƯn táỪỈi gáỨận, nháỨễp là hoà làm máỪỎt, nhẳồ váỨễy sÃắt nháỨễp là máỪỎt káỨƯt háỪặp hoàn toàn lÃƠgic) nÃến dáỪẦ nháỪỈ. HiáỪẬn táỨắi, TáỪề ẢỔiáỪẶn tiáỨƯng ViáỪẬt (ViáỪẬn NgÃƠn ngáỪố háỪỄc, Nxb. ẢỒà NáỨộng 2001) ẢỔÃặ pháỨặi tháỪềa nháỨễn cáỨặ hai cÃắch viáỨƯt này ẢỔáỪẮu là ẢỔÃỨng.

            Tuy nhiên, cần lưu ý là với trường hợp "tham quan" và "thăm quan" thì chỉ có cách viết "tham quan" là đúng. Việc lựa chọn "thăm quan" dựa trên cách giải nghĩa từng yếu tố cấu thành từ này (thăm là đến thăm, quan là quan sát) chưa được chấp nhận.

            2. Tồn tại

           Trong Từ điển tiếng Việt (Nxb. Đà Nẵng, 2001), "tồn tại" được giải nghĩa là: "ở trạng thái có thật, con người có thể nhận biết bằng giác quan, không phải do tưởng tượng ra. Ví dụ: Sự tồn tại và phát triển của xã hội. Không cái gì có thể tồn tại vĩnh viễn".

            Nhưng hiện nay, trong nhiều phạm vi giao tiếp, "tồn tại" đang được dùng với ý nghĩa "hạn chế, khuyết điểm, thiếu sót, v.v.". Đây rõ ràng là ý nghĩa mới, do người sử dụng gán cho từ "tồn tại", bởi nó chưa có trong từ điển. Song mức độ phổ biến của nét nghĩa này cao tới mức việc không chấp nhận nó là đi ngược lại với xu thế chung. Và theo chúng tôi, nên coi đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường về sự phát triển của tiếng Việt.

            Nhân đây, cũng cần phải nói thêm rằng, không ít từ gốc Hán, sau khi du nhập vào tiếng Việt, đã bị đồng hoá, phải chấp nhận các quy luật phát triển của tiếng Việt mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất là có thêm những nét nghĩa mới. Và chính những nét nghĩa này góp phần làm cho các từ đó giữ được khả năng tương thích với chính thực tiễn cuộc sống của người Việt.         

            Xin dẫn vài ví dụ:

            1. Đột phá

            "Đột phá" có nghĩa là: "chọc thủng, phá vỡ một số đoạn trong hệ thống phòng ngự của đối phương để mở đường tiến quân". (Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2001).

            Nhưng trong thực tế giao tiếp hiện nay, từ "đột phá" lại thường được dùng để chỉ các hành động có ảnh hưởng sâu rộng, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ đối với một sự việc, hiện tượng hay quá trình, v.v. nào đó. Ví dụ: "Cũng chính vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo coi đây là bước đột phá để tạo nên sự phát triển mới trong hoạt động giáo dục - đào tạo cả nước trong những năm tiếp theo" (Sài Gòn Giải phóng, 1/8/2006).

            2. Bất cập

            Theo Từ điển tiếng Việt (Sđd), "bất cập" được giải nghĩa là: "không kịp, không đủ mức cần thiết. Ví dụ: Cần suy nghĩ kỹ, không thì hối bất cập. Khi thì thái quá, khi thì bất cập".

            Song, khảo sát cho thấy, ý nghĩa trên của từ "bất cập" có vẻ đang bị "mờ đi" trong nhận thức của nhiều người Việt. Thay vào đó là nét nghĩa hoàn toàn mới, chưa có trong từ điển tiếng Việt: hạn chế, thiếu sót, chưa ổn, v.v. Ví dụ: "Danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và Nghệ sỹ Ưu tú là hai danh hiệu Nhà nước phong tặng cho những nghệ sỹ có công lao, tài năng, cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà... Nhưng xem ra cách làm từ trước đến nay có nhiều bất cập, chưa thoả đáng, nhất là bình chọn từ dưới cơ sở và lấy ý kiến của công chúng'. (báo Sài Gòn giải phóng, 5/8/2006).

            3. "Nguyên" và "cựu"

            Theo Từ điển tiếng Việt (Sđd), "nguyên" là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ chỉ chức vụ, có nghĩa "vốn là; trước đây không lâu đã từng là". Ví dụ: Nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Tổng Giám đốc, nguyên Vụ trưởng, v.v. Còn "cựu": là yếu tố ghép trước trong một số tổ hợp chỉ người, có nghĩa "cũ, trước kia từng là (người giữ chức vụ, làm phận sự, v.v. nào đó)". Ví dụ: Cựu bộ trưởng, cựu giám đốc, cựu chiến binh, cựu sinh viên, cựu giáo viên, v.v.

            Như vậy, "nguyên" chỉ kết hợp với từ chức vụ; còn "cựu" vừa đi kèm với từ chỉ chức vụ, vừa đi kèm với từ chỉ nghề nghiệp.

            Nhưng thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng từ "nguyên" và từ "cựu" không đơn giản như cách giải thích trong từ điển. Chẳng hạn, với các chức vụ ở một quốc gia không phải là "bạn" của Việt Nam, bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng từ "cựu": cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ M. Albright, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam P. Peterson, v.v. Còn với các chức vụ ở quốc gia có quan hệ bè bạn thân thiết với Việt Nam, chúng ta thường sử dụng từ "nguyên", ví dụ: nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Lý Gia Trung, v.v. Như vậy, việc lựa chọn "cựu" hay "nguyên" trong những trường hợp này mang sắc thái đánh giá rất rõ nét, chúng giúp phân biệt thái độ, tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập.

            Riêng ở Việt Nam, đối với các chức vụ, bao giờ chúng ta cũng dùng từ "nguyên" như một lẽ đương nhiên (bất kể người giữ chức vụ đó là ai và rời khỏi chức vụ lúc nào): nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Tổng Giám đốc, nguyên Cục trưởng, v.v. Theo tôi, sự lựa chọn như vậy cần được xem xét lại. Nếu như đối với chức vụ của các nước, chúng ta dùng "nguyên" để thể hiện thái độ tích cực và từ "cựu" để thể hiện sự đánh giá tiêu cực, thì tại sao đối với các chức vụ ở nước nhà, chúng ta lại bỏ qua chuyện đó? Những người đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, sau khi nghỉ hưu được gọi là "nguyên + chức vụ" là hoàn toàn hợp lý. Nhưng những người mắc trọng tội, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, bị kết án như Mai Văn Dâu, Bùi Tiến Dũng thì sao? Nên chăng, chúng ta gọi họ là "cựu + chức vụ"?

            4. "Trung học phổ thông" hay "phổ thông trung học"?

            Theo nguyên tắc kết hợp từ trong tiếng Việt thì thành tố chính đứng trước, còn thành tố phụ có chức năng bổ nghĩa cho nó đứng sau. Trong cụm từ "trung học phổ thông" "trung học" là thành tố chính, "phổ thông" là thành tố phụ. Cách nói này thể hiện đúng tinh thần phân chia quá trình đào tạo của ta theo cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, v.v.). Như vậy, nói "trường trung học phổ thông", "bậc trung học phổ thông", v.v. là hợp lý. Còn trong kết hợp "phổ thông trung học" rõ ràng "phổ thông" là thành tố chính, "trung học" là thành tố phụ; vì thế cách nói này khá mơ hồ về ý nghĩa (phổ thông dành cho trung học, phổ thông của bậc trung học hay phổ thông hoá trung học?), không gọi tên được bản chất của sự việc. Xuất phát từ đây, theo chúng tôi, không nên viết hoặc nói "trường phổ thông trung học" "bậc phổ thông trung học", v.v.

            5. "Trùng lắp" hay "trùng lặp"?

            Từ "trùng lắp" hiện nay xuất hiện khá nhiều trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, thực ra đây chỉ là biến thể dùng trong khẩu ngữ của từ "trùng lặp". Do vậy, để không phải băn khoăn về sự lựa chọn của mình, chúng ta nên viết "trùng lặp".

            Tương tự như trường hợp "trùng lắp", "cú huých" là biến thể có tính chất khẩu ngữ của từ "cú hích". Trong các hoàn cảnh giao tiếp chính thức, cần dùng "cú hích".

            6. "Muôn hình vạn trạng" hay "thiên hình vạn trạng"?

            Theo Từ điển tiếng Việt (Sđd) cả hai cách viết này đều là đúng. Trong thực tế giao tiếp, "muôn hình vạn trạng" hiện đang chiếm ưu thế về tần suất sử dụng.

TS.Hồng Anh
(Học viện báo chí và Tuyên truyền)
Theo Nội san Thông tấn số 10/2008