Thứ ba, ngày 19/03/2024

Công tác nghiên cứu khoa học

Mọi việc bắt đầu vào ngày 21/6/2020, Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa Lê Xuân Thành trở về tòa soạn sau chương trình Radar Văn hóa số đặc biệt kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) phát trên kênh truyền hình Thông tấn với chủ đề “Đọc báo có phong cách” - một phong trào đổi mới của các tờ báo in thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) do báo Thể thao và Văn hóa khởi xướng đang diễn ra hiệu quả, mang lại những cảm hứng mới, trải nghiệm mới cho độc giả yêu thích báo in. Có lẽ, sự ủng hộ của các bạn trẻ Gen Z với niềm khát khao theo đuổi việc sản xuất các nội dung truyền thông đẳng cấp trong buổi tọa đàm đã khiến Tổng biên tập Lê Xuân Thành hào hứng. Anh nhấn mạnh, sự đổi mới báo in ở Thể thao và Văn hóa thời gian qua, chưa nói thành công hay thất bại, tự thân nó đã là một việc làm rất ý nghĩa; đó là những kinh nghiệm “thực chiến” và chúng ta nên tổng kết lại để chia sẻ với mọi người.

Giữa tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố: song hành cùng đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra còn có một đại dịch thông tin - từ tiếng Anh gọi là “infodemic”. Thông tin giả mạo và thông tin sai lệch về các vấn đề khoa học, công nghệ và y tế vốn không phải là mới. Nhưng trong lúc xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy như hiện nay, nhiều nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng đồng quan điểm với WHO là tin giả về đại dịch COVID-19 đang gây ra mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với cộng đồng.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Ban biên tập tin Đối ngoại TTXVN, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới” do Ban biên tập tin Đối ngoại (BTTĐN) thực hiện đã được nghiệm thu năm 2017. Trên cơ sở đánh giá, phân tích rõ thực trạng hoạt động của đơn vị, đề tài đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, xây dựng Ban BTTĐN tương xứng với vai trò nòng cốt trong thông tin chuyên ngữ của toàn ngành. Nội san Thông tấn lược trích giới thiệu một số nội dung nghiên cứu của đề tài để bạn đọc tham khảo.

​​​​​​​Năm 2017, có tám đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu, trong đó có ba đề tài của năm 2015 và năm đề tài của năm 2016 được Tổng giám đốc đồng ý kéo dài thời gian nghiệm thu sang năm 2017. Trong bối cảnh các đơn vị toàn ngành tập trung lực lượng cho công tác thông tin và các hoạt động chuyên môn, với sáu đề tài được xếp loại xuất sắc và hai đề tài xếp loại khá, cho thấy những nỗ lực rất đáng ghi nhận của các đơn vị.

Điện toán đám mây (cloud computing) là một kiểu tính toán mà ở đó các công việc công nghệ thông tin (CNTT) được cung cấp như một dịch vụ trên mạng hay trên Internet đến nhiều người dùng, khách hàng bên ngoài. Đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm mô hình điện toán đám mây tại TTXVN” do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn thực hiện, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và cài đặt thử nghiệm, để đưa ra mô hình điện toán đám mây phù hợp nhất ứng dụng cho TTXVN. Nội san Thông tấn lược trích giới thiệu một số nội dung của đề tài để bạn đọc tham khảo.

Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và khai thác có hiệu quả tư liệu của TTXVN” do Trung tâm Thông tin tư liệu thực hiện. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý và khai thác nguồn tư liệu thông tin báo chí của TTXVN, phục vụ hoạt động của phóng viên, biên tập viên trong ngành nói riêng và của bạn đọc nói chung, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi để khai thác hiệu quả “mỏ vàng” tư liệu của ngành. Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu một số nội dung để bạn đọc cùng tham khảo.

Năm 2016 là năm thứ ba liên tiếp TTXVN được nhận nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai công tác nghiên cứu khoa học. Ba năm là khoảng thời gian chưa dài để có thể tích lũy kinh nghiệm, nhưng cũng đủ để không còn lúng túng, bỡ ngỡ như lúc ban đầu.

Trong bối cảnh thông tin truyền thông trong nước và thế giới phát triển mạnh mẽ, việc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng PV, BTV của TTXVN đáp ứng yêu cầu phát triển thông tin đa phương tiện”, nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của TTXVN trong những năm gần đây, từ đó, đưa ra các giải pháp để phát huy tốt nhất tiềm năng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất sẵn có, đặc biệt là lợi thế của hệ thống các cơ quan thường trú (CQTT) TTXVN trong và ngoài nước, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của cơ quan thông tấn quốc gia. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các cuộc khảo sát thực tế tại một số cơ quan thường trú trong nước tiêu biểu ở cả ba khu vực: Phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và đề xuất về lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng, lấy đó làm căn cứ để tiếp tục thực hiện giai đoạn hai là xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thông tin thông tấn.

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học (NGKH) cấp ngành do ban biên tập tin Kinh tế thực hiện trong năm 2015. Được biết, có một số giải pháp đã và đạng được Ban triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong số này, Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu một số nội dung chính trong đề tài để bạn đọc cùng tham khảo.

Đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thường trú trọng điểm trong nước của TTXVN do Phó Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Dương làm chủ nhiệm. Tham gia đề tài là các thành viên phụ trách các đơn vị: Ban biên tập tin Trong nước, Ban Thư ký biên tập, Ban Tổ chức cán bộ, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn, Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam và Miền Trung – Tây Nguyên…