Thứ năm, ngày 25/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"ẢỒÃằu pháỨặi cáỪẹ thẳồáỪŨng trÃỨ nẳồáỪỈc ngoài là sẳồáỪỈng"


(01/11/2012 15:50:35)

"PhÃỠng viÃến thẳồáỪŨng trÃỨ áỪỲ nẳồáỪỈc ngoài mà kÃếu kháỪỚ thÃể máỨầy ai tin. NháỨầt là ẢỔẳồáỪặc thẳồáỪŨng trÃỨ áỪỲ nháỪống quáỪỔc gia phÃắt triáỪẶn mà cÃỗn káỪẶ kháỪỚ thÃể láỨắi càng khÃƠng tháỪẶ tin náỪỚi, nhẳồng sáỪổ tháỪổc là váỨễy", náỪố trẳồáỪỲng PhÃằn xÃặ Paris LÃế TháỪỀ BÃễch Hà báỨặo tháỨƯ khi tháỨầy tÃƠi cáỪẹ liÃến táỪầc ẢỔiáỪẬp khÃỨc: DáỨắi quÃắ, sao máỨầy cháỪầc nẢẶm trẳồáỪỈc em khÃƠng háỪỄc ngoáỨắi ngáỪố ẢỔáỪẶ ẢỔẳồáỪặc ẢỔi phÃằn xÃặ nẳồáỪỈc ngoài nhẳồ cháỪỀ, cho nÃỠ sẳồáỪỈng cÃắi thÃằn!

           

Hai nhà báo Lê Thị Bích Hà và Nguyễn Trọng Tuyên (Phân xã Paris) phỏng vấn bà Hoàng Anh, Việt kiều tại Pháp, trong buổi lễ gắn biển cho di tích lịch sử Việt Nam, tổ chức tại Tòa thị chính thành phố Verrières-le-Buisson ngoại ô thủ đô Paris, Pháp, ngày 13/10

Sướng như phóng viên nước ngoài

Qua con mắt của dân có "thâm niên phân xã trong nước" như tôi thì được làm phóng viên thường trú ở nước ngoài vừa oách vừa sướng như tiên. May mắn trong các chuyến công cán, có dịp được ghé thăm một vài phân xã nước ngoài, mục sở thị chuyện ăn, ở, đi lại, tác nghiệp... của các anh chị phóng viên thường trú, tôi nể lắm.

Trước hết là chuyện ở, phải nói đa phần là nhà cao cửa rộng, bề thế, khang trang. Phân xã xa xôi như Cuba, nghe nói dăm năm trước ở khổ do nhà xuống cấp, nhưng nay là một ngôi biệt thự xinh xắn, tọa lạc bên con đường yên tĩnh giữa trung tâm thủ đô La Habana. "Hàng xóm" với Phân xã Cuba là Phân xã Mêhicô thì phải gọi là lộng lẫy. Bởi tòa trụ sở đẹp từ kiến trúc đến nội thất sang trọng. Các phân xã Tây Âu như Pháp, Bỉ cũng là các tòa biệt thự dễ thương, phong cách. Gần nhất là phân xã Lào, tọa lạc ngay khu vực quảng trường, sát cạnh Thạp Luổng, có một khuôn viên rộng rãi, nên thơ với nhiều cây xanh, "có thể bày tiệc cùng lúc đón tiếp khoảng 200 khách tới dự chiêu đãi nhân dịp tết cổ truyền"- như lời kể của cựu Trưởng xã Trương Công Hải ba năm trước đây.

Nâng cao nghiệp vụ truyền hình cho phóng viên chuẩn bị đi thường trú phân xã nước ngoài

Ở thì đẹp đẽ, mênh mông nhường vậy, còn đi lại thì phân xã nào cũng được trang bị ôtô. Có phân xã mỗi phóng viên một ôtô, tức là phân xã sở hữu tới 2-3 xe. Đúng là một bước lên xe. Nghe ngóng có chuyện gì là nhảy lên xe phóng ngay. Đường xá thì rộng băng băng, phân thành từng làn, lưu thông vô cùng trật tự chứ không lộn xộn, chen lấn như bên ta. Đồ ăn, thức uống đều đạt chuẩn, xài thoải mái, không lo kém chất lượng hay ngộ độc thực phẩm, bệnh tật... Trừ một vài nước đang khốn khổ vì suy thoái kinh tế hay bất ổn về chính trị, còn đa phần tất cả đều... ngon lành, đẹp đẽ. Đặc biệt, cái khoản giữ vệ sinh, ngăn nắp cho trụ sở thì các phân xã trong nước cần phải học tập phân xã nước ngoài rất nhiều.      

Khổ như phóng viên nước ngoài

Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Nghe một vài anh chị "dân nước ngoài" kể cũng thấy mọi việc không hẳn màu hồng. Chứng kiến cảnh phân xã Paris chục ngày đón ba đoàn khách, cả của thông tấn lẫn của các đơn vị "người nhà" với thông tấn, một tuần 5 - 6 lần "lượn" ra sân bay đón - đưa khách mà choáng. Choáng, bởi như lời kể của phóng viên Trương Trung Dũng, chỉ hơn ba chục cây số từ phân xã ra sân bay thủ đô, nhưng đi vào giờ cao điểm có thể mất vài tiếng. Cảnh tắc đường thường xuyên tiếp diễn, cho dù mạng lưới giao thông nước Pháp vô cùng hiện đại với hệ thống đường bộ và tàu điện ngầm rộng khắp. Chị Hà bảo, nếu có sự kiện, phóng viên phân xã thường phải tính toán đi rất sớm, thà chịu khó ngồi đợi còn hơn là đến trễ. Vậy mà nhiều khi, do không thể xoay xở phát tin tại chỗ được, trở về phân xã gặp cảnh tắc đường, thế là thành ra "mắc lỗi" phát tin muộn. Bị Tổng xã trách, buồn lắm, nhưng khó thanh minh vì không thể lúc nào cũng đổ lỗi cho... tắc đường. "Những lúc như thế chỉ muốn bỏ ô tô lại để chạy bộ cho kịp việc", anh Đình Lanh, Trưởng Phân xã Mátxcơva, chia sẻ. Theo anh Lanh, cảnh tắc đường ở Thủ đô nước Nga còn khủng khiếp hơn nhiều.

Anh Nguyễn Trọng Tuyên, phóng viên Phân xã Paris, than thở: cực nhất là chuyện đi làm thẻ cư trú, cứ gọi là "ăn chực nằm chờ" cho dù trời giá rét, xếp hàng ngoài trời dài dằng dặc cùng với dân nhập cư. Mất hơn nửa ngày mới đến lượt cũng chỉ được cái lịch hẹn. Một năm làm lại thẻ một lần. Vô cùng khốn khổ nhưng vẫn phải làm vì bắt buộc phải có thẻ cư trú thì mới được làm thẻ phóng viên quốc tế, mở tài khoản... Phóng viên Nguyễn Duy Khoa cho biết thêm, ở Bỉ làm cái thẻ này còn gian nan gấp bội, do thủ tục hành chính của họ vô cùng phức tạp, rườm rà. Các anh chị phóng viên nước ngoài đều mong muốn cơ quan ta đề xuất với Bộ ngoại giao để phóng viên VNA được làm thẻ như đối với cán bộ ngoại giao. Mọi người không phải dầm mình xếp hàng khai báo và bị đối xử như dân nhập cư tự do thì tốt quá.

Mới đây, trong câu chuyện với tôi, chị Thái Vân, Trưởng Phân xã Bỉ, trải lòng: Ở trong nước, gặp chuyện gì còn dễ dàng tìm được "phao" trợ giúp, chứ ở nước ngoài thì vô cùng khó. Mọi việc phải tự mình xoay xở giải quyết, biết cậy nhờ ai được. Nhiều cảm thấy ức chế vô cùng. Nhất là những khi trụ sở mất điện, hỏng đường nước, điện thoại trục trặc thì cực ơi là cực, bởi giải quyết những sự vụ lặt vặt này lại tốn rất nhiều thời gian, công sức. 

Phóng viên ngoài nước cần "chuẩn"

Đã nhiều năm "nếm mùi" vài ba phân xã trong nước, chẳng phải nhất bên nặng bên nhẹ, nhưng có đi, có gặp, có chứng kiến cảnh sống và làm việc ở cả hai mảng, tôi ngộ ra một điều: Phóng viên trong nước có thể còn châm chước đôi điều chứ phóng viên nước ngoài nhất thiết phải thật "chuẩn". Nếu châm chước cho nhau, đơn giản như việc anh, chị chưa biết lái xe hay lái xe chưa thạo, đi phân xã nước ngoài sẽ không thể chủ động được công việc. Phóng viên chỉ biết tiếng Anh, thường trú ở nước nói tiếng Pháp, hoặc nước nói tiếng Tây Ban Nha (chẳng hạn) thì sẽ rất khó khăn khi tác nghiệp hay thực hiện các giao dịch cần thiết khác. Nhất là trong trường hợp phóng viên đó không mấy tháo vát, biết cách xoay xở, ngoại giao... thì sự vất vả là cấp số nhân. Khi ấy, làm tin, chụp ảnh hay cao hơn là làm tin hình đều khó trăm bề. Để tránh phải đối mặt với những khó khăn ấy, không ít phóng viên dần sẽ "ngại" đi, nhưng để đạt định mức đành phải chọn cách dịch tin. Lâu ngày biến thành "thợ dịch tin thường trú ở phân xã nước ngoài". Đấy là chưa kể đến chuyện khi địa bàn thường trú có sự kiện quan trọng, nếu không có khả năng ngoại giao, không có mối ruột, thì việc không được vào tham dự sự kiện, tức là sẽ không làm được tin là chuyện nhỡn tiền.           

Nói thế mới biết để đủ tiêu chuẩn đi làm phóng viên thường trú, chứ chưa dám mơ đến làm trưởng xã nước ngoài khó khăn đến nhường nào. Mà cũng cần phải khó như vậy thì TTXVN mới có những "cánh tay nối dài" đáng tin cậy ở khắp mọi nơi. Vậy mà có anh, chị rỉ tai: Đâu phải cứ đi thường trú nước ngoài là sung sướng, biết khổ nhưng vẫn đi là vì con đấy, để bọn trẻ có cơ hội "du học" luôn. Thôi thì cha mẹ có vất vả cũng gắng chịu, nhiệm kỳ ba năm trôi nhanh lắm". Nghe đó mà chả biết thực hư thế nào, bởi tôi có được đi phân xã nước ngoài ngày nào đâu mà bàn. Nhưng nếu thực là vậy thì mọi chuyện hình như chưa được ổn lắm.

 

Đức Linh
Theo Nội san Thông tấn, số 10/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Viết chú thích ảnh thế nào cho đúng (01/10/2012 14:19:16)

Chuýằƒn Ä‘ỏằ™ng mỏằ›i ỏằŸ Truýằn hÃơnh thông tỏºƠn (01/10/2012 13:44:53)

Tính chân thật trong ảnh báo chí (29/08/2012 15:22:15)

Qỷãên lẳ½ trõ»ơ sõ»ă vẳ  cẳ´ng tẳâc vẵƒn phẳ²ng - Chuý»‡n khẳ´ng hõ» nhõ» (29/08/2012 15:05:58)

Cần lắm sự cảm thông giữa phóng viên, biên tập viên (29/08/2012 15:02:59)

Chờ đợi để... sẵn sàng tác nghiệp (29/08/2012 15:00:23)

Linh hoạt trong vấn đề bản quyền truyền hình (29/08/2012 14:56:08)

Bản quyền - nhìn từ nhiều phía (29/08/2012 14:49:52)

Cập nhật thông tin tài chính - ngân hàng cho các nhà báo TTXVN (02/08/2012 11:12:37)

Một số tiêu chí của ảnh báo chí (02/08/2012 09:38:38)