Thứ năm, ngày 04/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Viết chú thích ảnh thế nào cho đúng


(01/10/2012 14:19:16)

Có nhiều thể loại ảnh báo chí, nhưng tựu trung đều gồm hai phần: hình ảnh và chú thích ảnh.

Hình ảnh và chú thích trong ảnh báo chí là một sự thống nhất. Hình ảnh là yếu tố chuyên chở phần thông tin chủ yếu, song, chú thích cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, bổ sung hoàn chỉnh thông tin và xác định hình ảnh. Giữa hình ảnh và chú thích là một sự kết hợp lô gíc và hài hòa, bổ sung và hoàn thiện cho nhau, để cùng phục vụ cho một mục đích duy nhất là làm bật chủ đề tư tưởng và nội dung của một thông tin hoàn chỉnh và độc lập.

Ảnh báo chí thường chỉ dừng ở mức độ phản ánh hiện thực và nêu vấn đề; còn khả năng lý giải và phân tích vấn đề của ảnh báo chí thường không bằng các loại hình báo chí khác. Vì vậy, chú thích của ảnh báo chí phải hết sức cô đọng, chặt chẽ.

Nếu như tin thông thường phải đáp ứng đầy đủ 6 yếu tố (5W và 1H : What - Cái gì? Where - Ở đâu? When - Khi nào? Who - Ai? Why - Tại sao? How - Như thế nào?), thì chú thích ảnh tương đương với một tin vắn. Theo đó, chú thích được đánh giá là đạt khi tối đa đáp ứng đủ 5 yếu tố W, tối thiểu đáp ứng được 3 yếu tố W (cái gì? ở đâu? khi nào?).

Tuy nhiên, đã và đang vẫn diễn ra thực tế: nhiều phóng viên, kể cả phóng viên ảnh chuyên nghiệp, còn chưa quan tâm đến điều này, nên viết chú thích ảnh dài dòng, thậm chí "bê" nguyên tin viết làm thành chú thích ảnh. Việc này vừa sai nguyên tắc, vừa gây mất thời gian cho công tác biên tập, thậm chí có chú thích không sử dụng được vì "thừa cái không cần và thiếu cái cần".

 

Tóm tắt bố cục của một chú thích ảnh như sau:

1. Tít (tên chủ đề ảnh): Giống như cách đặt tít cho tin thông thường.

2. Nội dung chính: Như cách viết tin vắn. Tối thiểu giải đáp được 3 yếu tố (cái gì? ở đâu? khi nào?). Tối đa là 5 yếu tố (thêm: Ai tạo nên sự kiện? Tại sao có sự kiện đó?).

3. Trong ảnh: Ghi rõ hình ảnh được chụp (ai, cái gì trong ảnh đang làm gì, như thế nào,...).

4. Tên tác giả, cơ quan.

Theo cách viết chú thích của báo chí hiện đại, phần nội dung chính không cần dài quá (như đã đề cập ở mục 2), đặc biệt là với những nhóm ảnh, phóng sự ảnh hay ảnh tin tổng hợp. Việc chuyển tải thông tin cụ thể trong bức ảnh được đưa vào phần "Trong ảnh" (mục 3). Đây chính là nhược điểm, là lỗi hay mắc nhất của phóng viên. Nhiều chú thích ảnh không đề cập gì đến hình ảnh cụ thể trong ảnh (nhất là với tin tổng hợp: nhiều sự việc, nhiều nhân vật được đề cập đến trong một sự kiện) nên người biên tập không thể diễn giải nổi trong ảnh là ai, đang làm gì, ở đâu...; hoặc có đề cập đến hình ảnh cụ thể, nhưng lại quá ngắn gọn, chung chung, khiến ảnh thiếu sức sống, độ thuyết phục không cao, khó đứng độc lập (trong một nhóm ảnh, phóng sự ảnh) và gây khó khăn cho công tác lưu trữ tư liệu. 

Theo Nội san Thông tấn, số 9/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Chuýằƒn Ä‘ỏằ™ng mỏằ›i ỏằŸ Truýằn hÃơnh thông tỏºƠn (01/10/2012 13:44:53)

Tính chân thật trong ảnh báo chí (29/08/2012 15:22:15)

Qỷãên lẳ½ trõ»ơ sõ»ă vẳ  cẳ´ng tẳâc vẵƒn phẳ²ng - Chuý»‡n khẳ´ng hõ» nhõ» (29/08/2012 15:05:58)

Cần lắm sự cảm thông giữa phóng viên, biên tập viên (29/08/2012 15:02:59)

Chờ đợi để... sẵn sàng tác nghiệp (29/08/2012 15:00:23)

Linh hoạt trong vấn đề bản quyền truyền hình (29/08/2012 14:56:08)

Bản quyền - nhìn từ nhiều phía (29/08/2012 14:49:52)

Cập nhật thông tin tài chính - ngân hàng cho các nhà báo TTXVN (02/08/2012 11:12:37)

Một số tiêu chí của ảnh báo chí (02/08/2012 09:38:38)

Phản hồi (02/08/2012 09:28:12)