Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"ẢỒáỪỎc ẢỔÃắo" phÃỠng viÃến phÃằn xÃặ làm truyáỪẮn hÃểnh


(11/10/2011 09:33:54)

Hơn 10 năm cần mẫn làm phóng viên tin thường trú ở phân xã, việc quan sát, ghi chép đã đi vào quỹ đạo. Khó diễn tả được cảm giác "nhẹ tựa lông hồng" của tôi trong ngần đó thời gian. Đột nhiên, Kênh Truyền hình thông tấn ra đời, Phân xã phải kiêm thêm mảng thông tin truyền hình khiến tôi mất ăn mất ngủ.

 Không chỉ lỉnh kỉnh máy chụp, máy quay mà tôi còn xoay như chong chóng, khi thì phỏng vấn, lúc lại quay phim, dựng hình... Thoạt đầu, tôi chộn rộn, lúng túng như "thợ vụng mất kim", vậy mà không bao lâu mọi việc đã trở nên nhẹ nhàng hơn, trong tôi tràn ngập niềm vui, lòng đam mê và đôi chút tự hào với nghề.

            Đúng một năm tuổi nghề, tôi thấy mình trưởng thành trong lĩnh vực truyền hình rất nhiều. Mỗi ngày, cuộc sống như thăng hoa khi thấy tin, bài của mình xuất hiện đều đặn trên ti vi. Chưa dám gọi đó là thành công, nhưng thực sự là một trong những chiến thắng với bản thân, là nỗ lực không nhỏ trước những thử thách mới. Giờ đây, nhìn lại chặng đường đã qua, tôi nhớ như in những ngày đầu, những cảm giác đầu khi đến với truyền hình.

Phóng viên Huỳnh Sử tác nghiệp ngoài hiện trường

             Ngày anh em phân xã khăn gói lên đường tham dự khóa học về nghiệp vụ truyền hình tại TP. Hồ Chí Minh, mọi chuyện có vẻ rất xa vời. Học xong, trở về phân xã, chưa được trang bị máy quay nên tưởng đã "quên" những gì được học. Một thời gian sau, khi được Tổng xã phát camera, cánh phóng viên phân xã lại lục tục kéo về thành phố học tiếp lớp thứ hai để "chuyển giao công nghệ".

            Ở cả hai lớp học, nhờ các giảng viên giàu kinh nghiệm và tận tâm nên chúng tôi nhanh chóng nắm được kiến thức và thao tác cơ bản. Mọi thứ trở nên đơn giản so với những gì chúng tôi hình dung. Tuy nhiên, sau này cũng nhiều phen va vấp thực tế khiến chúng tôi điêu đứng, nhưng cũng nhờ đó anh em đoàn kết và thông cảm với nhau hơn. Chiều chiều, anh em các phân xã hay gọi điện hỏi thăm nhau, chia sẻ kinh nghiệm, buồn vui, khí thế và rôm rả hẳn lên. Đánh dấu bước ngoặc trong nghề của tôi là tin "Gia đình có nhiều người nổi trên mặt nước". Tôi hạnh phúc, phấn chấn khi nhận được nhiều lời tán thưởng, khích lệ từ đồng nghiệp và bạn xem truyền hình.

            Như có thêm động lực, tôi hăng hái làm truyền hình và cũng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong bộ dạng tay xách nách mang, không giống phóng viên báo mà cũng chẳng giống phóng viên đài, vài lần tôi được cánh an ninh mời ra "hỏi thăm"... Kể cũng phải, phóng viên đài đi đâu cũng có một ê kíp chuyên nghiệp, máy móc quy mô, hoành tráng, còn tôi thì "đơn thương độc mã" làm hết các công đoạn với cái máy quay nhỏ xíu không có logo. Tôi vừa lấy thông tin, vừa quay, vừa viết, vừa dựng,... Không ít trường hợp tôi vừa làm phỏng vấn vừa ghi hình. Nhiều người được tôi phỏng vấn hết sức ngạc nhiên, từ tò mò, cảm thông đến sự ngưỡng mộ và thích thú với cách làm việc ba trong một của phóng viên Truyền hình Thông tấn.

            Bối rối nhất là lúc tôi phải trả lời hàng loạt câu hỏi như: Sao thấy phóng viên quay nhiều mà không thấy chiếu ở đâu? Muốn xem truyền hình Thông tấn thì xem kênh nào, giờ nào? Làm cách nào để xem?... Cuối cùng, những câu hỏi trên cũng được trả lời thỏa đáng khi Truyền hình Thông tấn được phát qua Truyền hình cáp Bạc Liêu.

            Một năm "ngụp lặn" trong lĩnh vực thông tin mới cho tôi nhiều thăng trầm và kinh nghiệm. Đối với tôi, tác nghiệp với máy quay nhỏ hay lớn không quan trọng, quan trọng là phóng viên biết phát hiện đề tài, tiếp cận sự việc, bố cục hình ảnh, dựng hình theo trình tự, logic. Điểm mạnh ở máy quay nhỏ là gọn nhẹ, thuận tiện khi tác nghiệp ở cơ sở, đến những nơi heo hút, đầm lầy, đồng ruộng, sông nước mà phóng viên phải đi tác nghiệp một mình như ở phân xã Bạc Liêu hiện nay. Hiển nhiên, cũng gặp một số trở ngại khi quay trong hội trường, nơi thiếu ánh sáng, ban đêm... thì máy quay nhỏ hình ảnh thường không rõ ràng, sắc nét.

            Đến hôm nay, anh em phóng viên phân xã rất phấn khởi vì tất cả những gì đã đạt được. Không riêng gì ở Bạc Liêu, bạn xem đài ở hầu hết các địa phương đều biết đến Truyền hình Thông tấn. Vì thế, tin bài của chúng tôi có thêm sức lan tỏa. Qua đó, vai trò, vị thế của phóng viên TTXVN được ghi nhận, đánh giá một cách xứng đáng.

Huỳnh Sử
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hệ thống phân xã trong nước nhìn từ góc độ quản lý (11/10/2011 08:40:04)

Nhanh lên chứ, đừng "túc tắc" vậy chứ... (11/10/2011 08:35:56)

Trang Nhất - "mặt tiền" của tờ báo (08/09/2011 13:52:08)

Tít (08/09/2011 13:49:16)

Hệ thống phân xã - thế mạnh tuyệt đối của TTXVN (08/09/2011 12:06:51)

Cỳằ™c thi ỏºÊnh tỏằ‘t 6 thÃĂng Ä‘ỏºĐu năm 2011 cỏằĐa Ban BT-SX ỏºÊnh bÃĂo chÃư: Nhỏằ¯ng góc nhÃơn mỏằ›i mỏºằ, ỏºƠn tặ°ỏằÊng (05/08/2011 09:41:47)

Sapô (04/08/2011 18:51:30)

Hình minh họa trên báo chí (04/08/2011 18:46:59)

Virus "News of the World" ẢỔang lan nhanh trong táỨễp ẢỔoàn Murdoch (04/08/2011 18:41:19)

Biển, đảo luôn là đề tài rộng mở với mỗi nhà báo (04/08/2011 18:15:31)