Thứ bảy, ngày 27/07/2024

Sổ tay phóng viên

Chống tin giả từ Kyodo News


(04/07/2024 10:04:31)

Sự lan truyền thông tin sai lệch đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn thế giới. Điện thoại thông minh và các nền tảng mạng xã hội cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông tốc độ cao, dung lượng lớn cho phép mọi người có thể đưa tin bằng các loại hình, mọi lúc, mọi nơi. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra những hình ảnh và video khó có thể phân biệt được thật, giả.

Các diễn giả trao đổi về tăng cường hợp tác chống tin giả trong khuôn khổ Hội nghị BCH OANA lần thứ 51 tại Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 10/2023

Để đối phó với làn sóng thông tin tràn ngập trên các trang web và mạng xã hội, cách đây 10 năm, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News đã thành lập một nhóm có tên “D-Watch” bao gồm các sinh viên đại học, những công dân kỹ thuật số, chuyên theo dõi thông tin về sự cố, tai nạn, thảm họa hoặc bất kỳ sự kiện nào xuất hiện trên trang web và mạng xã hội. Nếu phát hiện thông tin có vấn đề, hoặc thông tin sai lệch, nhóm sẽ báo ngay về Trung tâm tin tức của Cục tin tức. Nếu Trung tâm tin tức nhận thấy rằng cần phải cử phóng viên đến hiện trường để thực hiện hoặc xác minh thông tin, họ sẽ chỉ đạo các các đơn vị thông tin hoặc văn phòng đại diện trên toàn quốc triển khai. Ngày càng có nhiều thông tin do D-Watch cung cấp đã trở thành tin nóng, đề tài hấp dẫn.

Ban đầu, nhóm D-Watch chỉ giám sát thông tin theo cách thủ công, nhưng đến nay, họ đã sử dụng một hệ thống giám sát được hỗ trợ bởi AI, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc phát hiện thông tin sai lệch do có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu ngay lập tức.

Hệ thống này do Công ty công nghệ thông tin JX Press Corp phát triển, có tên là “FASTALERET”, có tính năng tự động giám sát thông tin trên các trang web và phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới liên tục 24 giờ mỗi ngày và phân tích xem điều gì đang xảy ra ở đâu. Hệ thống xác định hình ảnh, video và văn bản liên quan đến các sự cố, tai nạn, thảm họa hoặc bất kỳ tin tức nào, đồng thời đưa ra đánh giá cơ bản về tính xác thực của thông tin bằng cách phân tích hồ sơ của những người đăng tải thông tin hoặc so sánh chúng với những hình ảnh, video và văn bản mà những người khác đã đăng. 

Theo đó, hệ thống chỉ trích xuất những thông tin “đáng tin cậy”, giúp Ban tin tức cử phóng viên kịp thời đến địa điểm xảy ra sự cố. Kyodo luôn cố gắng hết sức để cử các phóng viên trực tiếp đến hiện trường và chỉ đăng tải thông tin đã được xác thực. Kyodo cho rằng đây là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch. 

Tương lai của cuộc chiến chống lại sự lan truyền thông tin sai lệch phụ thuộc vào việc liệu các hãng thông tấn có thể hoàn thành vai trò là cơ quan truyền thông tin cậy bằng cách đăng tải những nội dung đúng sự thật và giành được sự tin tưởng của khán giả hay không./.

(Trích tham luận của hãng Kyodo News, Nhật Bản, tại Hội nghị BCH Tổ chức các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 51 tại Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 10/2023)
Nội san Thông tấn số 6/2024

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh và mối đe dọa với báo chí kỹ thuật số (22/09/2023 11:49:16)

Xử phạt vi phạm giấy phép hoạt động báo chí (04/07/2023 10:19:19)

Phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí (10/05/2023 08:12:57)

Sáng tạo trong xác định đối tượng công chúng (04/10/2022 14:42:46)

Xu hướng chuyển đổi số báo chí - Con đường tất yếu (02/08/2022 16:20:34)

Xử phạt vi phạm sử dụng thẻ nhà báo (02/08/2022 16:16:18)

Các mô hình tăng doanh thu của podcast (04/04/2022 16:40:07)

Ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (01/07/2021 17:06:15)

Xử phạt vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo (03/12/2020 09:08:25)

Trí tuệ nhân tạo trong báo chí (01/06/2020 15:43:42)