Thứ tư, ngày 03/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Chùm bài “Hệ lụy do lũ không về tại ĐBSCL”: Sự phối hợp đầy trách nhiệm


(05/12/2016 11:01:28)

Ngày 9/9/2016, Bản tin Trong nước phát chùm bài“Hệ lụy do lũ không về tại Đồng bằng sông Cửu Long” với ba bài gồm: “Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, nông dân thất nghiệp”, “ Xâm nhập mặn ngày càng nặng, chi phí sản xuất tăng”, “Giải pháp thích nghi với không có lũ” của  tác giả Ngọc Thiện (Cần Thơ), Công Mạo (An Giang), Nguyễn Văn Trí (Đồng Tháp) và Thanh Liêm (Long An).

Một bức tranh tổng thể, đậm đặc hàm lượng thông tin nóng hổi hơi thở cuộc sống từ các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu khi mùa nước nổi 2016 kiệt hơn rất nhiều so với quy luật từ nhiều chục năm trước. 

Xin không đi vào bình luận chủ đề, bố cục, văn phong cũng như  giá trị thông tin… của chùm phóng sự nêu trên. Vấn đề chúng tôi muốn trao đổi trong bài viết này là phương thức tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao xét trên nhiều phương diện.

Lấy sông Hậu làm ranh giới, hiện các Cơ quan thường trú (CQTT) ở khu vực  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được cơ cấu thành hai cụm: Bắc sông Hậu (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp) và  Nam sông Hậu (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) với đầy đủ Chi bộ, Chi đoàn và Công đoàn. 

Thực hiện chùm bài “Hệ lụy do lũ không về tại ĐBSCL” có thuận lợi khách quan là Cần Thơ có các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, nên có thông tin tổng quan. Long An, Đồng Tháp, An Giang có thông tin từ thực tiễn cuộc sống.

Song khó khăn khách quan là bốn CQTT thuộc hai cụm khác nhau. Đây không phải là lần đầu tiên các CQTT khu vực ĐBSCL đặt vấn đề “tổ chức thực hiện những chủ đề thông tin liên tỉnh”. Trong những năm trước, Chi bộ cụm Bắc sông Hậu đã có một Nghị quyết về phối hợp, hỗ trợ nhau làm thông tin truyền hình.

Ngọc Thiện giữ vai trò điều hành, đã cùng Công Mạo, Nguyễn Văn Trí, Thanh Liêm đồng thuận xác định bố cục nội dung bài viết. Toàn bộ thông tin được chuyển hết về cho Ngọc Thiện “cắt cúp” trước khi chuyển về Tổng xã. Vì vậy, không hề thấy ở “Hệ lụy do lũ không về tại ĐBSCL” một sự ráp nối khiên cưỡng “ý anh - tứ tôi”. Một phóng sự theo cảm nhận chủ quan của tôi là rất hấp dẫn.

Không phải tổ chức đoàn nhà báo đi liên tỉnh mà vẫn có thông tin toàn diện về một vấn đề nóng ở một địa bàn rộng như trường hợp này là rất cần khuyến khích và động viên. 

Tuy nhiên, theo thông tin từ nhóm tác giả, việc tính điểm vẫn còn cứng nhắc. Nên chăng, với một mô hình mới, cách làm mới, chúng ta có thể có cách tính điểm khác hơn, vừa để động viên anh em, vừa duy trì và nhân rộng được mô hình này!

Theo Nội san thông tấn số 11/2016

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Nhìn lại vai trò của truyền thông trong cuộc xâm lược Iraq (05/12/2016 10:57:07)

Tăng sức hút của Truyền hình thông tấn (01/12/2016 16:00:25)

Báo in chật vật để tồn tại (08/11/2016 15:07:45)

Chuyên nghiệp hóa "đội" làm fanpage  (08/11/2016 14:50:06)

Những sắc màu mới (08/11/2016 11:34:45)

Con người - điều kiện tiên quyết để nâng tầm thông tin (08/11/2016 10:03:36)

Làm thế nào để đoạt Giải báo chí quốc gia (13/10/2016 10:12:46)

Kinh nghiệm sử dụng Snapchat của Thời báo Hindustan  (11/10/2016 10:11:44)

Đổi mới công tác quản lý, phát huy vai trò, thế mạnh của hệ thống CQTT trong nước  (11/10/2016 10:07:56)

Luật Báo chí 2016 và quyền tự do ngôn luận (10/10/2016 16:35:38)