Thứ sáu, ngày 26/07/2024

Sổ tay phóng viên

Để có "khoảng khắc vàng" trong nhiếp ảnh


(02/06/2008 09:04:41)

Tôi có anh bạn rất thích chụp ảnh. Anh mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số loại du lịch, đi đâu cũng mang theo bên người, thấy cảnh nào hay hay là chụp. Tấm ảnh nào ưng ý là anh in ra cho vào an bum để ngắm.

Anh nói với tôi: "Tưởng chụp ảnh khó, hoá ra dễ ợt, chỉ cần hiểu cách sử dụng máy một chút là có thể hành nghề được rồi. Tôi chả phải học lớp nhiếp ảnh nào, thế mà một số ảnh của tôi gửi được báo đăng đấy. Lại còn được nhuận ảnh nữa. Rồi anh đem cho tôi xem mấy tờ báo đăng ảnh của anh. Đó là các ảnh: một vài cái hố ga mất nắp giữa đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ảnh chợ lấn hè, ảnh các vi phạm trật tự xây dựng - "xây cho nhà cao cao mãi". Anh bạn cao hứng: "Mình sẽ xin vào Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh, vì có vài ảnh dự thi đã được sử dụng tại triển lãm rồi". Nghe anh nói, tôi cũng cảm thấy thời hiện đại chụp ảnh dễ quá, trẻ con đã biết chụp ảnh, còn ông già hơn 60 tuổi về hưu, hứng chí quay ra chụp ảnh cũng có ảnh được báo đăng.

          Tuy nhiên, để có bức ảnh giá trị đâu phải cứ cầm máy lên bấm "tách" là xong. Dẫu rằng bây giờ có khi bấm một cái còn "ra-fan" (liên thanh) nữa. Một giây mấy kiểu, không được kiểu này cũng được kiểu khác. Thế nhưng để có bức ảnh ghi lại dấu ấn của khoảnh khắc một đi không trở lại, đòi hỏi phải lao tâm khổ tứ rất nhiều. Để có những tấm ảnh được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, các phóng viên nhiếp ảnh TTXVN trong những năm chống Mỹ, với máy móc thô sơ, hiện trường tác nghiệp khó khăn, chưa kể có khi phải hy sinh xương máu, đã phải rèn luyện, học hỏi không ngừng. Từ việc lấy nét, ánh sáng và bố cục sao cho chỉ trong mấy tích tắc có thể "chộp" được một trạng thái tình cảm, một hành động, một biểu hiện biểu đạt cho cả một sự kiện lớn để người xem và người đọc hiểu được giá trị sự kiện như một nhân chứng lịch sử, một tài liệu lịch sử vô giá. Có thể kể ra đây những bức ảnh về ngày khởi nghĩa 19/8/1945, ngày lễ tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình, những bức ảnh về Bác Hồ, về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc, ảnh chiếc xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, cho đến những bức ảnh ngăn sông Đà, xây dựng kinh tế khi đất nước thống nhất... Mỗi bức ảnh đều mang ý nghĩa lịch sử nhất định. Ngắm thật kỹ các bức ảnh của 11 nghệ sĩ - phóng viên nhiếp ảnh của TTXVN được giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước, chúng ta đều thấy cái quý giá về sự thật cuộc sống được thể hiện bằng nghệ thuật ảnh. Có lẽ khi thực hiện những bức ảnh ấy người cầm máy không nghĩ sẽ làm nghệ thuật, nhưng khi họ thu được "khoảnh khắc vàng" (như tên cuộc thi ảnh của TTXVN vừa công bố tổ chức hàng năm) đúng với bản chất sự kiện, thì tác phẩm của những nghệ sĩ - phóng viên đó không chỉ có giá trị thời sự mà còn mang tính nghệ thuật cao.

Sẽ có người nói rằng: Các "cụ" cứ hay kể chuyện ngày xưa, thời thế tạo anh hùng chứ. Nhưng trong giai đoạn đổi mới, đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, cả dân tộc đang vượt qua bao khó khăn thách thức để vững bước đi lên, không lẽ không có các "khoảnh khắc vàng"?

Nhưng để có những tác phẩm ảnh để đời, chộp được những "khoảnh khắc vàng" mà nhà nhiếp ảnh Pháp Henri Beretson gọi là "khoảnh khắc quyết định" thì tin rằng khó ai không kiên trì học hỏi, rèn luyện mà làm nên được.

Nhiệm vụ của nhà quản lý và đơn vị làm công tác đào tạo là chú ý bồi dưỡng cho các phóng viên nhiếp ảnh, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về nghiệp vụ và kỹ thuật, tổ chức hội thảo, tập huấn, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt đưa tin tập trung, theo từng chủ đề như chụp ảnh về lũ lụt thiên tai, về hoạt động của các nhà lãnh đạo cấp cao, về lĩnh vực kinh tế, xã hội...

Bản thân mỗi phóng viên cũng phải tự học, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề để chụp được những tấm ảnh đẹp và có sức thuyết phục. Người biên tập cũng vậy, phải thường xuyên cập nhật đường lối chính sách, kỹ năng biên tập thì mới xử lý được ảnh của phóng viên một cách chính xác. Nếu làm được như thế, tin rằng cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc vàng" của TTXVN sẽ thu hút đông đảo tay máy tham gia với nhiều bức ảnh có giá trị về cả tính thời sự, cũng như tính thẩm mỹ.

Trương Ngọc Tú
Theo Nội san Thông tấn, số 5/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

VoIP một thành phần cơ bản của Truyền thông hợp nhất (02/06/2008 09:03:01)

Microsoft Outlook 2007: tiện ích đa năng, kết nối đơn giản  (02/06/2008 09:02:06)

"23 ngày tÃƠi ẢẶn, ngáỪậ cÃỰng BáỨặn VáỨơ" (02/06/2008 08:56:57)

Đối tượng và tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn (13/05/2008 11:05:43)

Làm việc lâu trước máy vi tính dẫn đến tăng nhãn áp (13/05/2008 11:04:27)

Truyền thông hợp nhất cuộc cách mạng mới trong công nghệ thông tin (13/05/2008 11:03:26)

Phóng viên thường trú ngoài nước - 5 yếu tố cần thiết (13/05/2008 11:02:24)

45 ngày tôi "thử sức" ở Lào Cai  (13/05/2008 10:52:43)

Bình minh trên Si Ma Cai (13/05/2008 10:51:38)

Đà Nẵng Những ngày khói lửa  (13/05/2008 10:49:27)