Thứ tư, ngày 17/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Giã từ văn phong hàn lâm


(02/11/2012 10:27:45)

ĐÃỠ là ẢỔiáỪẮu mà náỪố nhà bÃắo TháỪầy ĐiáỪẶn Ami Anderson tÃằm ẢỔáỨốc sau nhiáỪẮu nẢẶm làm ngháỪẮ. NáỪỎi san ThÃƠng táỨần xin chia sáỨỪ cÃỰng báỨắn ẢỔáỪỄc nháỪống kinh nghiáỪẬm cáỪậa nhà bÃắo káỪỠ cáỪổu này:

            Khi tôi còn là một nhà báo trẻ mới vào làm trong một tờ nhật báo, có một sự kiện đã xảy ra và dạy cho tôi nhiều hơn những gì tôi học được từ hơn một trăm giờ học về báo chí. Đó là bài học từ một người đồng nghiệp, người đã mở mắt cho tôi thấy nhiều điều.

Một hôm tôi phải tới làm tin ở một bệnh viện. Hôm đó khoa nhi rất đông người và các bệnh nhi nằm la liệt ngoài hành lang. Bố cô bé Anna 5 tuổi đã gọi điện tới tòa soạn và than phiền. Họ rất bực tức vì cô con gái vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật tim, hiện còn rất yếu, đã bị đưa ra nằm ngoài hành lang ồn ào nên cô bé không thể chợp mắt được. Khoa nhi trở nên quá tải vì bệnh viện bị buộc phải cắt giảm chi phí và phải đóng cửa một khoa. Đó là hậu quả của việc cắt giảm ngân sách nhà nước.

Tôi đến bệnh viện, nói chuyện với các bậc phụ huynh, với nhân viên bệnh viện và với giám đốc bệnh viện. Khi tôi trở về tòa soạn thì đã sắp tới lúc phải nộp bài, và tôi rất vất vả với phần mở đầu.

"Việc cắt giảm chi phí đã dẫn tới...". Không, viết thế này chưa hay. Tôi phải viết lại.

"Bệnh viện buộc phải đóng cửa một khoa, dẫn đến...". Vẫn không được.

Thời gian vẫn cứ trôi đi. Tôi toát mồ hôi. Tôi có thể không viết nổi bài này. Đúng lúc ấy có một đồng nghiệp lớn tuổi đi qua, đọc nhanh mấy dòng tôi vừa viết và nói: Viết luôn về cô bé!

Lập tức tôi cảm thấy nhẹ nhõm làm sao. Tìm ra rồi! Cảm ơn! Bây giờ tôi cũng thấy chi tiết đó hết sức rõ ràng: "Anna, cháu gái năm tuổi bị bệnh tim, phải nằm ngoài hành lang bệnh viện". Khi tôi viết xong câu mở đầu thì những phần tiếp theo của bài viết cứ thế tuôn ra, tôi viết tiếp các thông tin nền, về bố mẹ cháu bé và vị giám đốc bệnh viện. Tôi đã hoàn thành bài viết đúng thời hạn, và bài viết khá hay, tôi tránh được phong cách tiếp cận quá hàn lâm mà chúng tôi đã học suốt từ thời phổ thông cho tới khi lên đại học.

 MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA BÀI KHOA HỌC VÀ BÀI BÁO 

 

BÀI BÁO

 BÀI KHOA HỌC 

Cấu trúc

 

Khởi đầu

Cách trình bày

Ngôn ngữ

 

Nhóm công chúng mục tiêu

Tiếng nói người dân

Tốc độ trong cách viết

Tốc độ trong cách đọc

Mục đích

 

Ảnh hưởng phong cách kịch tính

Hệ quả

Cụ thể

Thường ngày, chủ động

Đại chúng

 

Nhanh

 

Nhanh

 

Đưa tin, phản ánh, tranh luận

 

GPKT

 

Thông tin nền

Trừu tượng

Chuyên môn, bị động

Chuyên gia

 

Không

Chậm

 

Chậm

 

Phát hiện mới trong khoa học

 

Phong cách hàn lâm thường bắt đầu bằng việc đưa thông tin nền và kết thúc bằng việc nêu ra các kết luận và hệ quả. Nhưng là nhà báo chúng ta phải tiếp cận tin tức theo chiều ngược lại. Chúng ta bắt đầu bằng hệ quả, những kết quả cụ thể của sự kiện và giải thích các thông tin nền ở phần sau.

Trong thế giới học thuật hàn lâm, bạn viết theo phương pháp khoa học. Trong thế giới báo chí, bạn viết theo phương pháp và phong cách báo chí. Hai phong cách này không liên quan gì với nhau. Bởi vì mục đích và nhóm công chúng mục tiêu của hai phong cách này hoàn toàn trái ngược với nhau. Như ngày và đêm.

Bài khoa học thường theo trình tự: Giới thiệu, Phương pháp, Kết quả nghiên cứu và Thảo luận (GPKT), và nhóm công chúng mục tiêu thường là các chuyên gia và giới khoa học. Bài viết bắt đầu từ những tranh luận, diễn giải các lý thuyết theo trình tự thời gian mục đích cuối cùng là thỏa mãn những yêu cầu khoa học khác nhau.

Bạn đọc của một tờ báo có thể là bất kỳ ai. Bài báo đưa ra hệ quả của sự kiện bằng cách trả lời ngay những câu hỏi của bạn đọc. Phong cách viết nhanh và mang lại hiệu quả tức thì cho cả người viết lẫn người đọc.

Cùng là thông tin về tai nạn giao thông, viết theo phương pháp khoa học: "Trong những năm trở lại đây, thực trạng giao thông ở Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Trong khi những con số thống kê cho thấy số người bị thương gia tăng đáng kể thì gần đây xuất hiện sự sụt giảm về số lượng hành vi lái xe an toàn, điều này được chỉ rõ trong các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền."

Tòa soạn Việt Nam News

Còn viết theo phương pháp báo chí: "Ba người chết và hai người bị thương nặng trong một vụ tai nạn ô tô ở đường X vào sáng hôm qua. Nạn nhân không cài dây an toàn và các báo cáo y tế cho thấy người lái xe có nồng độ cồn trong máu cao. Đây là vụ tai nạn thứ ba trong vòng hai tuần xảy ra trên cùng một con đường."

Cho dù gần 30 năm đã trôi qua, tôi vẫn ghi nhớ câu nói "Viết luôn về cô bé!" Mỗi khi tôi bí không biết viết gì, từ "cô bé" như một chìa khóa để tôi tìm chi tiết viết tin. Câu chuyện này còn dạy tôi về tầm quan trọng của tinh thần hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong một tòa soạn.

                                                                                          (Theo cuốn "Cẩm nang phóng viên")

 

Theo Nội san Thông tấn, số 10/2012