Thứ hai, ngày 08/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"Kim cẳồẳắng" sao láỨắi báỪỐ phÃễ


(15/01/2007 08:40:06)

Trở lại Việt Nam lần thứ hai, với tư cách cựu Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Quỹ Clinton trong hoạt động từ thiện phòng chống HIV/AIDS và xóa đói giảm nghèo, ông Bill Clinton được Nhà nước và nhân dân ta đón tiếp trọng thị, thân thiện.

Ngày 6/12/2006, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và các vị cùng đi. Tại buổi gặp Chủ tịch nước ta, ngài Bill Clinton nói: "Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Roosevelt đã muốn hai nước Việt - Mỹ thật sự là bạn. Quá trình này đã có những bước gập ghềnh. Tuy nhiên tôi vô cùng hạnh phúc chứng kiến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước chúng ta mà đáng lẽ phải có từ 60 năm trước".

Câu nói ngắn nhưng hàm chứa ý nghĩa lịch sử sâu xa. Chúng ta đều biết trong buổi đầu trứng nước sau cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã viết thư cho Tổng thống Mỹ Roosevelt, một đồng minh quan trọng trong phe chống phát xít Đức - Ý - Nhật, đề xuất mối quan hệ bang giao thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Mỹ. Không may Tổng thống Roosevelt sớm qua đời, người khác lên thay và bỏ qua nhịp cầu hòa bình, hữu nghị với mưu đồ khác.

Cũng như thực dân Pháp đã chà đạp lên "bàn tay hữu nghị" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động chìa ra với giới cầm quyền và nhân dân Pháp, Mỹ, đế quốc Mỹ lao vào cuộc xâm lăng Việt Nam đẫm máu và nước mắt. Cả Pháp và Mỹ đều thất bại để rồi tiếc nuối "nhịp cầu vàng" cho hai nước, hai dân tộc Việt - Pháp, Việt - Mỹ. Một số chính khách, tưóng lĩnh tên tuổi của Pháp, của Mỹ sám hối, than thở sau chiến tranh: "nền hòa bình bị bỏ lỡ". Đặt trên nền lịch sử đó, câu nói của ngài Bill Clinton tại Thủ đô của nước Việt Nam quả là một chi tiết "kim cương" cho người cầm bút chúng ta để viết về cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và vị cựu Tổng thống, chính khách danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. Thật logic và thuận chiều đạo lý khi vị cựu Tổng thống Mỹ dành thì giờ trong cuộc đi thăm ngắn ngủi hai ngày trở lại Việt Nam, đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn, nơi ở của Người. Hồ Chí Minh, bậc vĩ nhân huyền thoại của thế kỷ 20, biểu tượng cao đẹp cho truyền thống khoan dung, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Ẩn sau câu nói của vị cựu Tổng thống Hoa Kỳ, người Việt Nam, người Mỹ và nhân dân thế giới còn thấy hình ảnh chàng thanh niên Bill Clinton hồi nào không đồng tình với Nhà Trắng lún sâu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, hình ảnh vị Tổng thống Mỹ đầu tiên năm 1994 tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, năm 1995 chứng kiến hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao. Năm 2000 hai nước ký kết hiệp định song phương Mỹ-Việt và vài tháng sau, Tổng thống Bill Clinton cùng vợ và con gái lần đầu đến Việt Nam, trong một chuyến thăm để lại nhiều ấn tượng.

Thế nhưng, khi tôi đọc tin của TTXVN phát ngày 6/12/2006 thì không thấy có chi tiết "đắt giá" này. Hồi còn công tác, chúng tôi thường gọi là "vàng", là "kim cương", là chất liệu quý báu của thông tin. Tuy nhiên, để sử dụng được chi tiết này đòi hỏi sự nhạy bén của phóng viên. Sự cảm thụ bắt nguồn từ vốn hiểu biết về lịch sử, sự lao động cần mẫn, không dễ dãi, hời hợt. Tiếc quá! Xót xa quá! Và cũng thật buồn, khi thấy trên một vài báo bạn còn trích đăng riêng câu nói lịch sử của ngài Bill Clinton về một vấn đề lịch sử còn nóng hổi với thời cuộc hiện tại.

Tôi đồng tình với ý kiến của nhà báo Trần Mai hưởng trong cuộc trò chuyện với Nội san Thông tấn (số 11/2006) về yêu cầu cấp bách tiếp tục đổi mới thông tin trong nước. Nhà báo Trần Mai Hưởng không vui với những câu chữ vòng vo, rườm rà mà bỏ quên "cái mới nhất", "nóng nhất" của sự kiện. Đúng là vậy, có như thế tin mới hay, mới hấp dẫn và thú vị.

Trước màn hình hôm đó khi nghe ngài Bill Clinton phát biểu, nhắc tới sự kiện lùi xa trên 60 năm, tôi xúc động khôn tả, nhớ tới bức thư mà Bác Hồ gửi cho Tổng thống Roosevelt, càng nhớ Bác, tự hào về Bác, về dân tộc ta quá đỗi anh hùng và thông minh. Lịch sử đầy ắp chất nhân văn, một dòng tin nhỏ của chúng ta cũng có thể mang chút ít men nhân văn Việt Nam - sao lại không?

Đôi điều mạo muội trao đổi, mong tìm kiếm sự đồng thuận của các bạn nghề với người già "lỗi thời" như tôi. Để có tin "nhanh, đúng, trúng, hay" trong cuộc sống sôi động hiện nay, nhất là thời kỳ hội nhập với thế giới, quả là cuộc phấn đấu gian lao. Rất kỳ vọng ở các bạn nghề trẻ sự sung sức, tâm huyết, có vốn văn hóa, kỹ thuật tác nghiệp ngày càng cao để chúng tôi, những người lính cũ của TTXVN cũng được thơm lây.

Lê Việt Thảo
Theo Nội san Thông tấn, số 12/2006

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hãy đem cuộc sống vào ảnh báo chí (15/01/2007 08:38:47)

Tây Nguyên qua một bài viết được giải cao (15/01/2007 08:36:54)

Đúng và Hay (15/01/2007 08:19:50)

Ra mắt câu lạc bộ bạn đọc của báo Thể thao & Văn hóa (13/12/2006 14:17:17)

Tuyên bố của Liên đoàn báo chí quốc tế (IFJ) về quy tắc ứng xử của nhà báo (13/12/2006 11:01:25)

Lẫn lộn chức năng - Viết về pháp luật mà sai luật  (13/12/2006 10:52:58)

Nhanh, đúng, trúngâẠẩ nhưng còn chưa hay (13/12/2006 10:44:51)

Việc áp dụng cách làm tin hiện đại còn "vấp" nhiều chỗ (13/12/2006 10:30:06)

Đổi mới theo hướng hiện đại là yêu cầu tất yếu mang tính sống còn (13/12/2006 10:28:59)

Điều quan trọng nhất là thông tin phải nhanh và chính xác (13/12/2006 10:27:04)