Thứ năm, ngày 04/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Để có một bức ảnh tốt


(02/11/2012 11:10:04)

Tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp 5 yếu tố cơ bản mà người chụp cần biết để nâng cao chất lượng ảnh của mình.

       1. Ánh sáng

Ánh sáng đã và vẫn sẽ là một yếu tố sống còn đối với nhiếp ảnh. Hiểu được nó, người chụp sẽ nắm được lợi thế dù bị rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào. Để hoàn thiện khả năng của mình, hãy xem lại những bức ảnh thành công của những người đi trước để xem ánh sáng trong bức ảnh đã được xử lý thế nào, ánh sáng mạnh hay yếu, thẳng hay xiên, nó sẽ ra sao nếu bị thay đổi góc chụp, thời điểm chụp... Hãy tập trung vào những vùng đổ bóng xem ánh sáng đến từ góc nào và hiệu ứng của nó dựa trên góc đó. Sau đó mang tất cả những gì học hỏi được áp dụng trên hoàn cảnh thực tế.

 

2. Màu sắc

Màu sắc cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận đối tượng của con người. Nó có thể tác động đến tâm trạng hoặc đồng cảm với cảm giác của bạn. Hãy tự trang bị cho mình một vài kiến thức về lý thuyết màu sắc. Nghiên cứu kỹ các thông số cơ bản như sắc độ, giá trị, mật độ màu và nhiệt độ màu. Khám phá ngôn ngữ bí ẩn của màu sắc cũng như ý nghĩa nội tại của nó. Sau đó là thời gian luyện tập để chuyển tải thông điệp mình muốn nói tới mọi người.

 

3. Tập hợp các hình khối

Tất cả mọi cảnh vật thực chất đều là sự tập hợp các hình khối. Người chụp không phải chụp một cái cây mà là chụp một hình dạng và màu sắc, nhằm chuyển tải một thông tin nào đó của nó. Vì thế, điều quan trọng đối với một nhiếp ảnh gia là khả năng nhìn đối tượng dưới dạng một hình khối. Hãy rèn luyện cho mình một khả năng chia sẻ cảnh tượng trước mắt thành những vùng màu sắc đơn giản. Từ đó sẽ giúp tạo nên những bức ảnh với những thông điệp muốn nói rõ ràng nhất chỉ bằng màu sắc và hình khối.

 

4. Đường nét

Đường nét cũng là những yếu tố rất cơ bản của nhiếp ảnh. Hãy chú ý tới những ấn tượng cảm xúc gây nên bởi những đường nét vô hình trong khuôn hình. Ví dụ: Các đường ngang luôn gợi đến sự phẳng lặng, yên bình, hay những đường dọc thì tạo cảm giác cân bằng, còn đường chéo thì hay liên quan đến chuyển động... Để có một bức ảnh hiệu quả, hãy nhớ phải biết cách nhìn ra được các đường nét trong ảnh, kết hợp hoặc tách chúng trong khuôn hình sao cho nhìn vào ảnh là người xem có thể cảm thấy được ý nghĩa nó thể hiện.

 

5. Kỹ thuật chụp ảnh

Kỹ thuật chụp cũng quyết định không nhỏ đến chất lượng của một bức ảnh. Hãy luyện tập liên tục đến mức thành thạo như một kỹ năng, để khi cần là có thể đưa máy lên chụp ngay mà không phải băn khoăn xem đặt thông số sáng như thế nào. Có như thế mới có được cảm giác tự do sáng tạo. Chỉ nên lưu ý một điều, đừng quá lệ thuộc vào kỹ thuật, hãy luôn nghĩ kỹ thuật chỉ giúp chuyển tải thông điệp một cách rõ ràng hơn chứ không hẳn là yếu tố quyết định nên sự thành công của một bức ảnh.

Theo Nội san Thông tấn, số 10/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Thông báo: Tuyển chọn tác phẩm tham gia Giải báo chí TTXVN năm 2012 (đợt 1) và hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2012 (02/11/2012 10:41:33)

Giã từ văn phong hàn lâm (02/11/2012 10:27:45)

Ảnh thời sự - hãng lớn vẫn có lúc "tháu cáy" (01/11/2012 16:06:32)

"ẢỒÃằu pháỨặi cáỪẹ thẳồáỪŨng trÃỨ nẳồáỪỈc ngoài là sẳồáỪỈng" (01/11/2012 15:50:35)

Viết chú thích ảnh thế nào cho đúng (01/10/2012 14:19:16)

Chuýằƒn Ä‘ỏằ™ng mỏằ›i ỏằŸ Truýằn hÃơnh thông tỏºƠn (01/10/2012 13:44:53)

Tính chân thật trong ảnh báo chí (29/08/2012 15:22:15)

Qỷãên lẳ½ trõ»ơ sõ»ă vẳ  cẳ´ng tẳâc vẵƒn phẳ²ng - Chuý»‡n khẳ´ng hõ» nhõ» (29/08/2012 15:05:58)

Cần lắm sự cảm thông giữa phóng viên, biên tập viên (29/08/2012 15:02:59)

Chờ đợi để... sẵn sàng tác nghiệp (29/08/2012 15:00:23)