Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Chân dung nhà báo

Người con anh dũng đất Thành đồng


(03/01/2013 15:27:41)

Ấp Bắc (xã Tân Phú, huyện Cai Lậy) là địa chỉ đỏ nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, nơi ghi dấu chiến thắng lẫy lừng bẻ gãy chiến thuật "Trực thăng vận và thiết xa vận" xảo quyệt của kẻ thù vào ngày 2/1/1963. Sau sự kiện này, một phong trào hành động cách mạng "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" được dấy lên rộng khắp trong toàn miền Nam thời bấy giờ.

Cán bộ Cơ quan đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Văn Bảy

Hưởng ứng lời kêu gọi "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", anh nông dân Trần Văn Bảy- một người con của Ấp Bắc, đã cùng bè bạn từ biệt gia đình và làng xóm để tham gia kháng chiến. Anh Trần Văn Bảy công tác tại Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) cho đến khi hy sinh vào tháng 3/1973 tại một vùng đất heo hút thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, giáp giới Campuchia. Theo một số cán bộ TTXGP từng công tác và chiến đấu chung chiến hào với liệt sĩ Trần Văn Bảy, như ông Dương Văn Kênh, nguyên Phó Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Loan, nguyên Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cơ quan đại diện, kể lại: Trần Văn Bảy được giao nhiệm vụ bảo vệ đồng chí Võ Nhân Lý, Trưởng ban Báo chí L71 (tên khác của TTXGP). Anh cùng một số đồng đội bị giặc phục kích, hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ nhận tài liệu từ nội thành Sài Gòn - Gia Định chuyển ra căn cứ, cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.

Liệt sĩ Trần Văn Bảy là liệt sĩ TTXGP duy nhất quê Tiền Giang. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Lài đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ Lài (mất năm 1989) có 8 người con, trong đó 5 người con trai tham gia cách mạng. Ba người hy sinh trong chiến tranh là các liệt sĩ: Trần Văn Lợi, Trần Văn Bảy và Trần Văn Chín; hai người con trai khác của mẹ Lài là thương binh.

Thời gian qua nhanh, Ấp Bắc đã thay da đổi thịt, dấu vết chiến tranh hầu như không còn, nhưng một thời đau thương mà hào hùng vẫn để lại ký ức không phai trong lòng những người từng kinh qua cuộc chiến. Bà Ba, chị dâu liệt sĩ Trần Văn Bảy nói trong niềm xúc động: "Chú Bảy ra đi khi còn trẻ lắm. Chú mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, cho bạn bè, đồng chí một thời". Bà cũng tâm sự: Mỗi khi đi qua cánh đồng xanh thẳm, tôi lại nhớ lúc tiễn chú lên đường, đôi mắt chú Bảy ngời sáng niềm tin, dáng mảnh khảnh nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ. Chú dấn bước vào con đường cách mạng với nhiều gian nan, thử thách mà lòng không chút phân vân.

Sinh năm 1945, hy sinh lúc 28 tuổi đời, hài cốt chưa tìm thấy, di ảnh cũng không, nhưng liệt sĩ Trần Văn Bảy vẫn hiện diện trong tâm trí của các nhà báo thông tấn thế hệ sau mỗi khi ôn lại truyền thống vẻ vang của TTXVN trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Minh Trí
Theo Nội san Thông tấn, số 12/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Nguý»…n Đức Nhân - Người con anh dÅ©ng Xứ Dừa  (01/11/2012 16:41:57)

Cựu PV chiến trường TTXVN Chu Chí Thành giành Giải thưởng Nhà nước : Lột tả chiều sâu giá trị của hòa bình và chiến thắng  (29/06/2012 10:05:43)

NICK ÚT: Ảnh báo chí không chấp nhận kỹ xảo (02/05/2012 17:56:11)

Trần Ấm - Nhà báo hết lòng với nghề, với đời (28/02/2012 16:00:53)

Nhớ Lương Nghĩa Dũng - Tay máy với những bức ảnh rực lửa anh hùng (17/01/2012 12:09:02)

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà báo Wilfred Burchett: Người nhảy vào lửa để tìm ra sự thật (22/11/2011 15:12:37)

Minh Trường - nhà nhiếp ảnh thế hệ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" (11/10/2011 09:28:18)

Nhớ thương nhà tuyên huấn - nhà báo Phạm Dân! (04/08/2011 17:39:01)

Phương Hoa "sức sống Trường Sa" (12/07/2011 15:28:08)

Cơ duyên & sự khổ luyện (12/07/2011 15:19:51)