Thứ năm, ngày 18/04/2024

Người tốt việc tốt

Những nữ phóng viên "ham làm, ham đi" ở Chi nhánh truyền hình B2


(01/04/2014 10:24:05)

Dù mới vào nghề chưa lâu nhưng không ít nữ phóng viên (PV) Chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn tại TP. Hồ Chí Minh đã đảm đương những phần việc "nặng ký". Có người đã đặt chân đến tất cả 23 tỉnh thành phía Nam. Tuy là "yểu điệu thục nữ" nhưng họ không hề thua kém phái mạnh.

PV Thúy Hà trong chuyến tác nghiệp ở rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

Có mặt khắp nơi

Chi nhánh Trung tâm TruyêÌ€n hiÌ€nh Thông tấn (Vnews) tại TP. Hồ Chí Minh rất đông PV nữ trẻ, phần lớn chưa quá 30 tuổi. Chị em xông pha ở những lĩnh vực "nóng bỏng" (thường do "phái mạnh" đảm nhiệm, như tai nạn giao thông, cháy nổ, ngập lụt...). Với sự cạnh tranh thông tin khá "căng" trong môi trường báo chí phía Nam, các nữ PV luôn phải nỗ lực hết mình, có những khi phải cậy nhờ các nam đồng nghiệp hoặc bạn bè ở các báo bạn, với mục đích làm sao đưa thông tin đến bạn đọc sớm và chính xác nhất.

Lúc đầu, có những nữ PV không quen với công việc thời sự nên nản lòng. Nhưng được sự giúp đỡ, động viên của tập thể, rồi qua trải nghiệm, quen với nghề, yêu nghề, bây giờ các bạn sẵn sàng có mặt ở bất cứ "điểm nóng" nào trong thành phố mang tên Bác rộng lớn, gồm 24 quận huyện với hơn 10 triệu dân này.

LaÌ€ PV theo dõi mảng nông nghiêÌ£p nông thôn, nhiều chuyến công tác khá daÌ€i của PV Hương Giang là những ngaÌ€y lôÌ£i buÌ€n, lôÌ£i nước để phản ánh kiÌ£p thơÌ€i thông tin thiên tai, ngập lụt, hoặc thực hiện đề tài mưu sinh trong mùa nước nổi. Có lúc đang tác nghiệp, gặp mưa gió đột xuất giữa cánh đồng, áo mưa phải dành che máy quay còn người thì đành chịu ướt.

Không chỉ mình Hương Giang vất vả như thế. Khi làm những phóng sự chuyên đề, có chị em phải thức luôn mấy đêm để hoàn thành tác phẩm cho kịp phát sóng. Đấy là chưa kể những đề tài chỉ có thể quay hình vào giữa đêm hay tờ mờ sáng. Thiếu ngủ, xuống "sắc" vì phờ phạc nhưng cánh nữ PV Chi nhánh Vnews tại TP. Hồ Chí Minh vẫn hăng say làm việc... Chỉ có lòng yêu nghề, nặng tình với "nghiệp truyền hình" mới có thể thúc đẩy chị em cố gắng như thế.

Lội bùn đến làm việc tại Hợp tác xã khai thác Thủy sản Đồng Tâm, tỉnh Bến Tre

Đong đầy kỷ niệm những chuyến đi

Đa phần nữ PV truyền hình của Chi nhánh có "hoa chân" nên chăm đi. Mỗi chuyến đi đều giúp PV "thu hoạch" những kỷ niệm đẹp, những bài học hữu ích cho nghề nghiệp và cả cho cuộc sống, cho dù phải vất vả long đong (chứ không phải là "du lịch miễn phí" như nhiều người ngoài cuộc vẫn nhầm tưởng). Ví như, khi phải đi laÌ£i băÌ€ng ghe xuôÌ€ng trên sông nước, bạn naÌ€o không quen cũng có thể say sóng, hoặc (hy hữu hơn) vì hăng say tác nghiêÌ£p mà rơi xuống kênh. Hay như ở miêÌ€n Tây Nam bôÌ£, nếu không xác định lúc con nước lên xuống là có thể đi lạc cả ngày trời.

Tôi coÌ€n nhớ như in môÌ£t lâÌ€n đến với rưÌ€ng Cà Mau vào tháng 8/2012, laÌ€m chương triÌ€nh NhiÌ£p sống phương Nam, chủ đề "Mưu sinh giữa rưÌ€ng U Minh HaÌ£". Đang đi bỗng thấy nhột nhột dưới chân, nhìn xuống thấy một lũ vắt đang bu quanh hút máu, măÌ£c duÌ€ trước đó tôi đã đươÌ£c bôi cho cả bánh xaÌ€ phoÌ€ng để phòng ngừa. Phải mất haÌ€ng tháng trời, chân tôi mới hết đau vaÌ€ mẩn đỏ. Thế nhưng, nghĩ đến chuyện vào rừng U Minh tôi vẫn háo hức, lại muốn đi tiếp, vì còn bao nhiêu điều thú vị, còn những câu chuyện kỳ diệu tưởng chỉ có trong cổ tích mà lại diễn ra nơi rừng tràm mênh mang sông nước, tôi còn chưa kịp khám phá.

Mỗi khi xuống các địa phương công tác, "thương" các nữ PV Chi nhánh truyền hình "lạ nước lạ cái" lại "thân gái dặm trường", nên các Cơ quan thường trú (CQTT) dành sự quan tâm hỗ trơÌ£ hết miÌ€nh. Khi chúng tôi đi tác nghiệp luôn có PV hoặc đích thân Trưởng CQTT đi cùng. Vì thế, công viêÌ£c của các nữ phóng viên truyền hình khá trôi chảy, hiêÌ£u quả. Đây có lẽ là lợi thế chỉ có các nữ phóng viên TTXVN mới có đươÌ£c.

Một kỷ niệm khác: Mới đây, tôi được cử đi công tác tại Thừa Đức (Bến Tre) để làm ký sự "Mùa thu hoạch nghêu trên biển Thừa Đức". Sáng sớm đi từ TP. Hồ Chí Minh, xuống đến bãi biển Thừa Đức là gần trưa, con nước đã cạn, tàu đón chúng tôi đến Hợp tác xã khai thác thủy sản Đồng Tâm không vào bờ được. Nếu chờ nước lên, chúng tôi phải đợi đến chiều, dở công việc. Nhìn thấy đích đến đã rất gần, cả đoàn quyết định cuốc bộ. Mặc dù đã hỏi đường và được sự chỉ dẫn từ người dân, nhưng không hiểu sao, đường xa thế. Đi mãi, cuối cùng cả đoàn lại lạc vào khu cây đước cây bần, bị cây đâm rách chân chảy máu, lại thêm vỏ sò vỏ ốc (ác nhất là con hàu cứa chân thì "thôi rồi"). Phải lê đi giữa trưa trong khi bụng đói meo, bùn lún ngập có khi đến đầu gối, tưởng như không còn sức tiếp tục. Ấy vậy mà cả đoàn vẫn vượt qua thử thách, đến nơi là gần 14 giờ. Các anh trong Hợp tác xã Đồng Tâm nhìn chúng tôi thán phục, bảo rằng, họ còn không dám đi như thế. Thế là, bao nhiêu mệt nhọc như tan biến, tôi thấy vui lạ lùng. Niềm vui ấy có lẽ không bao giờ tôi quên được.

Đã là phóng viên thì phải đi thật nhiều mới có đủ tư liệu, kiến thức và vốn sống. Chính vì đặc thù công việc như thế nên nhiều nữ PV có rất ít thời gian dành cho riêng mình. Nhiều người e ngại, con gái mà cứ "lang thang với gió bụi, nắng mưa" thì sẽ bị ế (!?). Đó là nỗi lo có thật, nhưng chị em chúng tôi say nghề nên chẳng ai "nói không" với những chuyến đi.

Thúy Hà
Theo Nội san Thông tấn, số 3/2014